Đây là một bộ sách lạ - một kỳ thư duy nhất trên thế giới, mô tả nghiên cứu
về sói thảo nguyên Mông Cổ. Đọc sách này, chúng ta được thưởng thức
một món ăn tinh thần vô tận về tôtem sói. Bởi lẽ nó vô cùng phong phú, bởi
lẽ nó không thể tái hiện. Vì rằng những đoàn thiết kị Mông Cổ và sói Mông
Cổ tự do tung hoành trên thảo nguyên đang hoặc đã biến mất, tất cả những
truyền thuyết, những câu chuyện về sói đang mất dần trong ký ức chúng ta,
và chỉ lưu lại trong ta và trong các thế hệ mai sau những ký hiệu ngôn ngữ
của lời nguyền rủa và chửi bới cay độc. Nếu như không có sách này thì sói,
đặc biệt là sói thảo nguyên Mông Cổ - bộ máy phát lực của sùng bái vật tổ
và sự tiến hoá tự nhiên cuả nền văn minh cổ đại Trung Quốc, chắng khác
những vật không phát sáng trong vũ trụ, rời xa quả đất và nhân loại, lênh
đênh trong cõi vô cùng tận bất khả tri, lạnh nhạt trước sự dốt nát ngu xuẩn
của chúng ta.
Vậy mà giờ đây, trong tình trạng thiên nhiên rệu rã, các loài vật giảm đi
nhanh chóng, tinh thần và tính cách nhân loại ngày càng tồi tệ, đọc Lang đồ
đằng một tác phẩm có tính sử thi mà sói là đối tượng miêu tả, thì quả thật là
dịp may cho độc giả. Hàng ngàn năm nay, hồng học cự nho chiếm địa vị
chủ đạo chính thống, sợ sói như sợ hổ, cho rằng sói gieo tai hoạ mà ghét
bỏ, trong nền văn hoá Hán tồn tại bao nhiêu là sự hiểu lầm và thiên kiến đối
với sói, vậy mà có một cuốn sách hay như vậy về sói, coi sói như đồng đội,
như bè bạn.
Cảm ơn tác giả Khương Nhung! Cách đây hơn ba mươi năm, là thanh niên
trí thức Bắc Kinh, ông tình nguyện về lao động ở thảo nguyên Ơlôn Mông
Cổ mười một năm, tính đến năm 1979 thi đỗ nghiên cứu sinh Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc. Ở thảo nguyên, ông từng chui vào hang sói, từng
đào bắt sói con, từng nuôi sói nhỏ, từng chiến đấu với sói, cũng từng sống