“Stranger, go tell the Lakedaimonians that we lie here, obedient to
their command”. “Hỡi những kẻ lạ mặt, hãy tới nói với dân xứ
Lakedaimonian rằng chúng ta đã ở đây sẵn sàng đợi lệnh” - thơ của
Simonides trên mộ những người Sparta đã nằm xuống.
Ấy vậy mà sáng tỉnh dậy, tôi nằm liếm môi và chỉ còn nhớ mình đã
mơ về chocolate. Nhiều lúc tôi nghĩ có khi mình nên ngủ nhiều hơn để
xóa bớt phần “con” hết sức vật chất của mình. Cũng may, phần
“người” vẫn thôi thúc tôi “thức dậy để thực hiện giấc mơ” - tới lâu đài
Mystras. Từ Sparta, chúng tôi rong “ngựa sắt” khoảng 15 phút, tòa
thành đổ nát đẹp như trong tranh đã lọt ngay vào tầm ngắm. Đứa nào
cũng phải xuýt xoa: “Đẹp và lạnh quá”. Ừ nhỉ, tuyết đang rơi trên đỉnh
Taygetos. Dưới đế chế Byzantine, nếu Constantinople được coi là
hoàng hậu thì Mystras phải là ái phi được sủng ái bậc nhất, nhưng rồi
lại bị thất sủng trước Sparti khi Ottoman lên ngôi. Tôi không muốn nói
đế chế Ottoman ngốc nghếch, tôi chỉ muốn nói: “Nếu là tôi, chẳng đời
nào tôi đổi Mystras lấy Sparta xấu hoắc tới rùng mình”.
Khu di tích Mystras nằm trên đỉnh Taygetos, đón chúng tôi sau
chiếc cổng vòm đá. Khác hẳn với sự lạnh lẽo của cổng Myceane, cổng
đá nơi đây được tạo từ trăm nghìn mảnh đá xen kẽ với gạch đỏ, và
được kết dính nhờ bùn đất nâu, mang lại vẻ ấm nóng lạ thường. Thực
ra thì tôi cũng không dám chắc lắm về chuyện chất kết dính là bùn,
biết đâu ẩn sau đó lại là một công thức chế tạo chất liệu vĩ đại. Như
thành nhà Hồ ở Việt Nam, thầy tôi từng bảo tường thành lấy sự vững
chắc từ hỗn hợp mật ong và giấy vụn. Quả là sự kết hợp phi thường.
Lâu đài ở Mystras được xây dựng từ thế kỷ XIII, từng là nơi ở ưa
thích của hoàng đế William II của đế chế Byzantine. Nhưng thực sự
bây giờ, tôi phải áp dụng trí tưởng tượng của mình triệt để mới có thể
trông thấy nó. Tôi ước mình trở lại như thuở lên năm, thì có lẽ điều đó
sẽ không hề khó khăn. Với kết cấu y như phần cổng chào, tường thành