Luxor - Những đền đài thời gian
T
hời gian là kẻ thù của mọi thứ, kể cả hạnh phúc hay tình yêu.
Dường như chỉ có Ai Cập được kẻ bạo hành đó nương tay nhất. Khi
Cairo vẫn ôm ấp những kim tự tháp kỳ vĩ, khi Luxor còn khỏa lấp với
thung lũng các vị vua trong mình, thì Ai Cập còn bền vững. Những
đền đài nghệ thuật không chết đi theo thời gian mà chỉ giá trị và linh
thiêng hơn.
Luxor, cố đô xưa cũ của Ai Cập, vốn được biết với cái tên Thebes.
Khi dân Hồi giáo tới đây, họ thấy những lâu đài tráng lệ, những đền
thờ nguy nga, những mộ phần lộng lẫy và Luxor ra đời (tiếng Ả Rập
nghĩa là những lâu đài). Nằm ở thượng lưu sông Nile, nhờ ơn thần
Amun, dân nơi đây sống khỏe mạnh nhờ nghề khai thác đá Alabaster
và uống nước mía. Để cảm tạ vị thần này, dân Luxor xây cho thần
Amun không chỉ một đền mà là một khu đền rất oách tên là Karnak.
Tôi nghi rằng Karnak theo tiếng Ả Rập nghĩa là choáng ngợp, vì đó là
cảm giác đầu tiên khi bước chân đến đây. Một vị Pharaoh trước khi lìa
trần thường trăn trối: “Ta trao cho con mũ miện, quyền trượng, và
Karnak để... tiếp tục xây dựng” (tôi bịa đấy). Là một thứ cha truyền
con nối nên Karnak có quy mô cực kỳ hoành tráng. Có tới mười một
đời Pharaoh xây đắp công trình này nên nó là thể thống nhất những
lộn xộn nghệ thuật.
Khi xưa, dân Ai Cập thích xây nhà rồi mới xây cổng. Mặt trời đã
bao lần mọc rồi lặn trên thung lũng các nhà vua mà cổng thành của
Karnak vẫn chưa hoàn thành và sẽ chẳng bao giờ hoàn thành. Tuy
nhiên ẩn sau nó lại là cả một công trình đồ sộ, tinh xảo, đủ đầy. Đầu