Đàn bà, đó là thực thể khác, không có nhiều quyền và được tôn
trọng ở nơi đây. Hầu hết các nhà nguyện đều không cho phụ nữ vào,
họ thường phải cầu nguyện tại nhà, hoặc ở những góc dành riêng cho
mình. Trừ nơi đây là ngoại lệ nên tôi cũng tranh thủ ghé thăm. Kinh
Coran vang lên từ đâu đó giữa những giàn đèn tráng lệ. Vài người quỳ
lạy trên tấm thảm khồng lồ. Ngoài kia trời xanh ngắt, mùa đông chạy
đâu mất rồi. Xung quanh, khu hồi giáo sừng sững, uy nghi. Dấu ấn
Hồi giáo thật sự đang làm mất hết nét Ai Cập xưa cũ.
Hồi trước tôi nghĩ, dân Hồi giáo phải ghê gớm, nghiêm nghị, có
phần đáng sợ. Ai ngờ họ hoạt bát, vui vẻ, lanh lợi, và cực kỳ dẻo mỏ
(các chị em sẽ khoái đến Ai Cập lắm). Không biết có phải do phụ nữ
Ai Cập hay trùm áo kín thân, che mặt hay không, mà cứ thấy cô nào
để mặt trần là các anh Hồi khen xinh đẹp. Các anh hướng dẫn viên
giỏi làm tiền (đừng đọc nhầm), đua nhau đưa chúng tôi vào nơi làm
giấy papyrus, granite hay nơi làm hương liệu rồi dâng nào trà Ai Cập,
nào Hibiscus
miễn phí. Dù các anh có giới thiệu mùi hương Sa Mạc
Đêm, chỉ xịt vào là khiến người tình nửa đêm cũng phải băng sa mạc
mò đến, thì chúng tôi cũng chối từ mua. Ở châu Âu chẳng có sa mạc.
Phụ nữ Ai Cập không bán hàng ở chợ, cũng không ra đường nên
chúng tôi không biết họ như thế nào. Chúng tôi chỉ yêu những đứa trẻ
Ai Cập, lém lỉnh dễ thương vô cùng. Lũ nhóc dẻo mỏ ấy gặp ai cũng
đòi bút hoặc xin tiền. Chúng đói cả bụng lẫn tri thức.
*
Ở Việt Nam gọi là hoa atiso đỏ.
Các anh chàng ở chợ Khan Al Khali còn dẻo mỏ gấp bội. Chắc
chúng tôi cũng bị lừa mua không ít, nhưng giá cả chấp nhận được (quy
ra euro thì rẻ hều) nên vẫn vui vẻ mua. Ít ra mặc cả không thành, họ
cũng không bao giờ đốt vía. Họ chẳng tiếc lời khen bạn xinh đẹp và
thông minh (thứ mà em gái nào cũng thích nghe). Chợ Khan Al Khali
đa dạng từ quần áo tới trang sức, từ đồ thủ công mỹ nghệ tới đồ ăn.