tiên là hàng tượng nhân sư đầu cừu, rồi khu sân rộng cùng những gian
phòng nhỏ thờ thần Amun, vợ thần - nữ thần Mut và con trai thần -
thần mặt trăng. Ở đàn tế, người ta dựng nên những bệ đá Alabaster
màu trắng sữa để dân chúng tụ tập khấn vái.
Dân ở đây có thể cúng các vị thần hoặc các Pharaoh tôn kính. Bên
cạnh tượng thần Amun và vợ thì tượng Seti I, tượng Tutankhamun
cũng hiện hữu. Nhưng như hầu hết các công trình hùng vĩ khác của Ai
Cập, nơi hoành tráng nhất của đền phải dành cho vua Ramsses II.
Người ta bảo Ramsses II là kẻ đánh cắp vinh quang ghê gớm nhất
trong lịch sử, khi đi đến đâu ông cũng khắc lên đó tên hiệu của mình,
thậm chí khắc đè lên biểu tượng của người khác. Ở Karnak cũng thế,
trong căn phòng to rộng với hơn 134 cây cột giống hình những cây
sậy, do Seti I xây dựng, trần nhà cũng chi chít tên hiệu của con trai
ông vì chính Ramset II là người cho thi công trang trí.
Căn phòng này vốn là nơi các Pharaoh phô trương sức mạnh của
mình. Pharaoh phải chiến đấu với mãnh thú vài ba lần trong cuộc đời
vua chúa của mình (thắng được mãnh thú mới chế ngự được lòng
dân). Lần cuối cùng của Ramsses II là khi ông 80 tuổi và ông phải
đánh nhau với một con cá sấu sông Nile. Với sự tài tình nào đó, con cá
sấu chết còn Ramsses II sống tới tận năm 90 tuổi.
Đi sâu hơn vào bên trong Karnak, nữ quyền in dấu, khoảng sân rộng
với những cây cột obelisk hay tượng nữ hoàng Hatshepsut uy nghi.
Cột obelisk không chỉ tượng trưng cho sự sùng bái thần thánh mà đơn
giản nó giống như biển báo “Ở đây có một cái đền”. Nữ hoàng
Hatshepsut hạ lệnh bọc vàng hai cột obelisk để chúng sáng choang
một góc trời. Một cột cho cha mình, cột còn lại cho vị cha tối thượng
là thần Amun. Như tất các cả Pharaoh nam khác, Hatshepsut luôn tự
coi mình là con gái của thần Amun. Hẳn cũng vì hào quang sáng lóa
đó mà khi con rể của Hatshepsut lên ngôi, hắn cho xây tường bao