Hồng Môn là tổ chức nổi tiếng triều Thanh, không ngừng vũ trang đòi
phản Thanh phục Minh. Rất nhiều các tổ chức phản kháng như Bạch
Liên giáo, Tiểu Đao hội, Thiên Địa hội..., đều bắt nguồn từ Hồng Môn.
Nhằm ngăn chặn gian tế nhà Thanh thâm nhập vào Hồng Môn, tổ chức
này đã đặt ra vô số các ám ngữ, thủ ngữ cùng Trà Bôi trận nổi tiếng.
Huynh đệ Hồng Môn gặp mặt xuất thủ đều phải có ba người, nhất định
sẽ dùng dấu tay biểu thị số ba (tam), dù giữa chốn đô hội không thể nói
chuyện, cũng có thể dùng dấu tay giao tiếp.
Tay Ôn Hán Phong đã ra dấu "tam bát nhị thập nhất", dãy số này hợp
thành một chữ "Hồng[2]n: tam" là ba chấm thủy bên trái, "bát" là hai nét
bên dưới bộ chữ bên phải, "nhị thập nhất" chính là phần bên trên của chữ
"cộng[3]" bên phải, bên dưới chữ "trập[4]" là nhị thập thêm một nét
ngang là nhất, vừa vặn hợp thành chữ" Hồng".
[2] à
[3] «
[4] tì
"Tam bát nhị thập nhất" là ám hiệu bí mật dùng
để nhận biết của huynh đệ Hồng Môn, nếu không phải người đã kinh qua
thẩm tra sát hạch bối cảnh gia thê nghiêm ngặt hoặc gia nhập Hồng Môn
học qua ám hiệu, thì không thể đọc giải được.
Ôn Hán Phong nghe Lục Kiều Kiều đọc ra thủ ngữ, lòng đã yên tâm
phàn nào, biết còn có thể nói chuyện: "Lục tiểu thư quả thực không gì
không biết, rốt cuộc có lai lịch thê' nào? Phải chăng là bát muội trên
núi?"
Câu hỏi này của ôn Hán Phong cũng có cài cắm bên trong, tổ chức Hồng
Môn dựa vào khu vực mà phân thành "sơn đàu", dưới "sơn đàu" lại được
chia làm các "đường khẩu", đại tỉ đại tẩu đã kết hôn ám ngữ gọi là "tứ
tỉ", tiểu muội chưa chồng gọi là "thất muội", trong ám ngữ Hồng Môn
"bát muội" hoàn toàn là nói bừa.
Ôn Hán Phong đưa ra câu hỏi giảo hoạt như vậy, để xem Lục Kiều Kiều
có thể nghe ra ám hiệu sai hay không, ngoài ra cũng nhằm dò đoán cấp
bậc của Lục Kiều Kiều trong Hồng Môn.