vốn làm quan ở Khâm Thiên giám trong kinh thành, về sau được điều
đến Hàn Lâm viện, giờ đang tới Phật Sơn lo chuyện khoa cử.”
Jack vẫn thường xuyên qua lại với các quan quản lý cửa khẩu trên biển
của nhà Mãn Thanh, cũng rất thân quen với đám quan quản chế thương
nghiệp, nhưng chưa từng nghe nói tới chức quan kiểu này, bèn tò mò hỏi:
“Khâm Thiên giám và Hàn Lâm viện làm những việc gì í An Thanh
Nguyên cười đáp: “Khâm Thiên giám lo chuyện sắp đặt xuất hành, lễ
nghi cúng tế của hoàng thượng, đồng thời biên soạn lịch thư, Hàn Lâm
viện quản chuyện khoa cử, chính là biên soạn kinh thư cho kẻ đọc sách
khắp thiên hạ, tổ chức các khoa thi, để kẻ sĩ thi lấy công danh.”
Jack nói: “Vậy anh chính là nhà giáo dục rồi.” Câi nói này khiến An
Thanh Nguyên bật cười ha hả: “ôi chao, ngữ tôi sao coi là nhà giáo dục
được, chỉ là viên quan quèn lo việc bên hoàng thượng, không đáng nhắc
đến...”
Chuyện phiếm một hồi, An Thanh Nguyên nói còn phải tiếp đãi bạn, cáo
từ đi trước, trước khi đi còn nói với Lục Kiều Kiều, ngày mai anh ta
cũng có việc tới Quảng Châu, rất muốn qua thăm nơi cô đang ở, rồi hỏi
địa chỉ của Lục Kiều Kiều, hẹn khi đến sẽ tới gặp.
Ba người bọn Lục Kiều Kiều thanh toán rồi rời khỏi trà lâu, ở lại du
ngoạn Phật Sơn thêm một ngày nữa mới thong thả về Quảng Châu.
Trên đường về, đi qua một vùng đồng không mông quạnh, Lục Kiều
Kiều lại nghịch súng học cưỡi ngựa, chơi vui quên cả mệt.
Về đến đê Tây Quảng Châu, ba người lại dừng ngựa trước cửa nhà hàng
Tứ Quý.
Mặt trời đang xuống núi, dưới sắc hoàng hôn, trước cửa nhà hàng Tứ
Quý đã được chăng đèn từ sớm, tối đến ở đây còn học theo kiểu Pháp,
bày bàn ghê ra ngoài lan can, để khách có thể vừa nhấm nháp cà phê vừa
thưởng thức phong cảnh phố xá.
Đối diện phố lớn chính là đầm Bạch Nga trên thượng du dòng Châu
Giang, một trong tám cảnh đẹp nhất Dương thành, “đại thông yên vũ”
Mỗi khi mưa xuân lất phất, sương khói giăng mù hai bờ, bóng buồm trên
sông lại như mộng như ảo. Giờ đây ráng chiều đang nhuộm đỏ chân trời,