Thái bình hựu kiến huyết hoa phỉ Ngũ sắc thảo thành lý ngoạiy Hồng thủy
đào thiên miêu băt tú Trung nguyên tàng kiến mộng toàn phi Phùng Vân
Sơn nói: “Tiên sinh có biết người nợ cô một vạn lượng vàng ròng là ai
không?“
Lục Kiều Kiều gật đầu đáp: “Anh trai của Hồng Tuyên Kiều, Hồng Tú
Toàn.“
Phùng Vân Sơn mỉm cười thần bí, đưa ngón tay chỉ vào hai câu sau của bài
tụng, chậm rãi điểm ra ba chữ: Hồng, Tú, Toàn.
Lục Kiều Kiều chau mày nói: “Chuyện này không chứng tỏ điều gì cả, nếu
có một người tên Tằng Mộng Phi hoặc Hồng Thủy Đào, y cũng có thể gán
ghép vào, bảo rằng bài tụng này viết về mình.“
“Đúng, bọn họ có thể gán ghép, nhưng họ sẽ không được Lục tiên sinh giúp
bố trí huyệt phong thủy thiên tử, đây chính là ý trời.” Phùng Vân Sơn nói:
‘Thôi bôi đồđược viết dựa theo trình tự lịch sử, tượng thứ ba mươi tư tất sẽ
thay thế việc người Hồ vào làm chủ Trung Nguyên ở tượng thứ ba mươi ba,
tượng này chính là tử kỳ của Mãn Thanh. Cho dù ba chữ Hồng Tú Toàn là
gán ghép chăng nữa, nhưng trong tranh có một dòng sông lớn chạy vắt
ngang, không phải cũng là chỉ một chữ Hồng đó hay sao? Phía trên hồng
thủy là cỏ xanh, rõ ràng ý nói nhà họ Hồng xuất thân từ giới thảo mãng, lấy
phận kẻ dưới khác người trên mà thành đại sự; nguyên văn của tượng thứ
ba mươi tư này chỉ có bốn mươi chữ, nhưng lại hai làn nhắc đến ‘thái bình’.
Thơ viết ‘huyết hoa phi’, trong tranh lại có xương trắng, hai chữ ‘thái bình’
này không thể nào chỉ thái bình thịnh thế được. Thôi bôi đồ đã có tiền lệ
trực tiếp ẩn tàng danh tự và niên hiệu trong bài thơ dự ngôn rồi, vì vậy tôi
cho rằng ‘thái bình’ là chỉ quốc hiệu của vương triều mới lật đổ nhà Thanh,
đây chính là Thiên triều mà chúng tôi sẽ kiến lập... Thái Bình Thiên Quốc.“
Giọng Phùng Vân Sơn thấp tràm, nhưng lời nói lại lay động lòng người,
Lục Kiều Kiều mặc dù sớm biết thuật phong thủy của Long quyết chỉ lập
thiên tử, sát thiên tử, vào khoảnh khắc hạ táng Hồng lão gia kia là đã có
lòng phản Thanh rồi, nhưng khi tận mắt nhìn thấy một vị chí sĩ phản Thanh