một phân bộ ở Mã Lai. Nhưng tới năm 1927, song hành với hoạt động
mạnh của Cộng sản Trung hoa, một số phần tử trong hội đồng cách mạng
của Quốc dân đảng phân bộ Mã Lai đã đứng ra thành lập đảng Cộng sản
Mã Lai. Lúc đầu Cộng sản Mã chỉ được coi như một chi bộ địa phương của
Cộng đảng Trung hoa, mãi tới năm 1930 Nga sô mới chú ý đến và tới 1933
Đông Phương Bộ Đệ Tam Quốc Tế mới công nhận và trợ giúp.
Người Anh đã thất bại trong việc sử dụng cảnh binh Hoa kiều vào việc
tiêu trừ Cộng sản. Trong số 10 ngàn cảnh binh Hoa kiều thì hơn 6 ngàn bỏ
trốn sang Singapore, hàng ngàn khác trốn về Hoa lục, một số vào rừng theo
du kích quân.
Cộng đảng gồm 95% là Trung Hoa, vài phần trăm Ấn, còn người Mã thì
quá ít không đáng kể.
Nguyên Dato Onn Bin Ja’afar là lãnh tụ của tổ chức Quốc gia Mã Lai
Thống nhất từ ngày thành lập (tháng 3 năm 1946). Ông có ý định lập một tổ
chức không phân biệt chủng tộc, nhưng những diễn biến tự nhiên đã đưa
đảng ông tới chỗ thuần túy Mã Lai. Ông đã bỏ đảng cũ đứng ra lập đảng
mới, tức đảng Độc Lập Mã Lai với mưu tính thu hút cả người Tàu và người
Ấn. Ông đac bị thất bại liên tiếp trong các cuộc bầu cử và về sau đảng ông
bị tiêu tan, vì người Tàu và người Mã không chịu ngồi chung với nhau dưới
hình thức hòa đồng ông vạch ra. Về sau họ đã chấp nhận kiểu liên minh của
Abdul Rahman, nghĩa là liên minh trong những quyền lợi chung nhưng
chủng tộc nào vẫn giữ nguyên đoàn thể của chủng tộc ấy trong liên minh.