Thảm cảnh ấy là hậu quả của chuỗi tháng năm dài sống trong nô lệ và cũng
là vũng lầy xã hội mà kẻ thống trị đã để lại. Còn trên mặt tầng, cái vỏ dân
chủ kiểu Mỹ chỉ là sự đánh tráo con bài của những tay cờ bạc bịp cái mức
sống "khá cao" không phải là mức sống của quảng đại quần chúng mà chỉ
là lợi tức của tư bản tính chung vào nhân khẩu quốc gia.
Thời Tây Ban Nha Thống Trị
Trước khi người Tây Ban Nha đặt chân lên quần đảo này, dân Phi còn đang
sống trong tình trạng bộ lạc và sinh nhai bằng nghề săn bắn, đánh cá và làm
ruộng. Đơn vị xã hội lớn nhất quy tụ thành làng, được gọi là Barangay, gần
như bản Thượng của ta. Datu, người cầm đầu Barangay, được coi như một
vị chúa tể trong khu vực. Tất cả ruộng nương trong làng là của Datu. Datu
đặt ra luật lệ, thi hành luật lệ một các độc đoán và đồng thời cũng là quan
tòa xử án theo ý riêng của mình.
Một chút ảnh hưởng từ phương Bắc xuống qua những thương gia Trung
Hoa (đặt chân lên quần đảo này từ thế kỷ 11) và từ phương Nam lên của
thời kỳ đế quốc Srivijaya và Majapahit không còn lưu lại vết tích quan
trọng nào trong nếp sinh hoạt của dân địa phương.
Về tôn giáo, dân các Barangay có nhiều phương thức thờ cúng khác nhau
tất cả đều là phiếm thần (panthéisme), và linh hồn giáo (animisme). Mãi tới
đầu thế kỷ 15, Hồi Giáo mới bắt đầu thâm nhập được vào những vùng đảo
ở phía Nam Sulu và Mindanao. Sang thế kỷ 16, Hồi Giáo đã lan dần được
lên miền Bắc và bén rễ ở cả Manila. Giữa thời kỳ đó thì người Tây Ban
Nha tới. Về biến chuyển lịch sử này, có người đã cho rằng nếu Tây Ban
Nha tới chậm hơn chừng một thế kỷ hoặc tới chỉ có mục đích thuần túy
kiếm thị trường thì ngày nay dân Phi đã là dân Hồi Giáo. Nhưng với một
ông vua như Philip Đệ Nhị (mà sử gia Tây Phương đã gọi là "the most
Catholic of Kings!") thì dĩ nhiên lịch sử lại rẽ sang một khúc quẹo khác.
Khúc quẹo ấy là con đường Gia Tô hóa hầu hết dân Phi với phương cách
thầy dòng tiến cùng binh lính (Friars marched with soldiers)
. Ngay từ