xơ xác. Thực chất, như Lennox A. Mills đã nhận định, hai đảng chỉ là hai
phe cùng thuộc giai cấp thống trị luôn luôn tranh nhau để đoạt quyền hành
về tay mình!
Vì quyền hành đi đôi với quyền lợi, nên hai phe trong giai cấp thống trị đã
dùng đủ mọi thủ đoạn bỉ ổi tranh chấp nhau để đoạt quyền. Cụ thể nhất là
những vụ chém giết mỗi khi có bầu cử. Cuộc bầu cử Tổng thống 1969 có
70 người chết và hàng trăm bị thương; sau bầu cử còn kéo thêm trên 100
người chết nữa trong các cuộc xung độ giữa hai đảng.
Đối với người dân Phi, bầu cử cũng đồng nghĩa với gian lận và súng đạn.
Vì hễ có bầu cử là có gian lận, có súng nổ, có người chết. Thật là nền dân
chủ của các tay cao bồi thời thực dân ở miền Viễn Tây Bắc Mỹ ngày xưa!
Bế Tắc
Vì sự ung thối của giai cấp lãnh đạo, ảnh hưởng cộng sản đã vượt khỏi
rừng núi, nông thôn mà tràn về thành thị, thể hiện qua hoạt động của các tổ
chức sinh viên, thanh niên Mác Xít, như Liên Đoàn Thanh Niên Yêu Nước
(Kabataang Makabayan). Ngay trong giai cấp lãnh đạo, mầm mống phản
ứng lại sự hỗn loạn cũng đã nảy sinh, nhưng lại nảy sinh qua chiều hướng
cực kỳ phản động, đó là tổ chức Phong Trào Vận Động cho Phi-Líp-Pin
thành tiểu bang của Mỹ do cựu nghị sĩ Rufino D. Antonio đề xướng.
Tình trạng bế tắc của xã hội Phi, của cơ chế chính trị Phi đang đưa dần xứ
này đến nguy cơ tan rã. Trừ một chuyển mình cần thiết làm đổi thay toàn
bộ xã hội, Phi-Líp-Pin thật khó lòng mà đứng vững nổi với thời gian.
Ghi Chú:
Coi chú thích 2 chương 4.
Governents and Politics of Southeast Asia, New York Cornell University
Press, 1964, trang 681