trong tay ngoại nhân. Tại Miến trước đây, nền kinh tế quốc gia nằm trọn
trong sự lũng đoạn của các giới thương kỹ Anh, Ấn, Hoa. Trong thời chiến
tranh, mọi hoạt đông công công nghiẹp đều sút giảm một cách thê thảm.
Nhưng sau khi quân Nhật đầu hàng, guồng máy kinh tế lại bắt đầu vận
chuyển trở lại ngay.
Trước cao trào đấu tranh của nhân dân Miến, giới tư bản Anh thấy không
còn ngồi yên ăn lâu được nữa, họ bèn tìm đủ mọi cách khai thác gấp rút
trong cảnh chợ chiều 1946-1948. Tài nguyên khoáng sản được thu vét xuất
cảng một cách tối đa. Anh kim của Miến dự trữ trong các ngân hàng Anh bị
giữ lại và chỉ cho chi hạn chế bốn triệu trong năm năm. Quyền phát hành
giấy bạc được chuyển cho một Ủy ban ở Luân Đôn thuộc sự điều khiển của
một ngân hàng Anh. Và sau hết Miến phải cam kết bồi thường xứng đáng
cho những người Anh bị trưng dụng tài sản.
Về nông nghiệp, tình trạng lại dần dần trở lại thời tiền chiến như đã đề cập
ở đoạn trên, nghĩa là các địa chủ Hoa Ấn rục rịch tiếp tục sống bằng mồ hôi
nước mắt của nông dân Miến qua sự cho mướn ruộng, cho vay tiền!
Sau ngày độc lập, U Nu đã chủ trương tức khắc thi hành việc loại trừ thống
trị kinh tế của ngoại nhân. Để xây dựng một nền công kỹ nghệ dân tộc,
chính phủ đã đặt ra kế hoạch với các biện pháp thi hành sau:
- Quốc hữu hóa (có bồi thường theo cam kết) các xí nghiệp quan trọng của
tư bản ngoại quốc.
- Cải tổ các công ty Anh còn lại thành công ty hợp doanh Anh Miến.
- Giúp đỡ tư sản dân tộc cơ hội phát triển trong địa hạt công kỹ nghệ.
- Xây dựng những công nghiệp quốc doanh mới.
Về mặt nông nghiệp, hành động đầu tiên của U Nu năm 1948 là tung ra sắc
lệnh quốc hữu hóa ruộng đất, hạn chế đại địa chủ, chia đất cho dân cày.
Thực tiễn hơn, năm 1953 chính phủ đã quyết định trưng mua 9,9 triệu mẫu
Anh đất (số ruộng đất trồng trọt toàn quốc là 21 triệu mẫu Anh) của địa chủ
có trên 50 mẫu Anh để phân chia cho những người nguyên là tá điền, mỗi
nông bộ 10 mẫu Anh. Công tác này theo dự liệu sẽ hoàn tất trong 10 năm
kể từ 1954, nhưng dưới thời U Nu, việc thực hiện gặp rất nhiều trở ngại nên
phải đợi sau 1962, chính phủ cách mạng mới xúc tiến mạnh mẽ.