các quốc gia Đông-Nam-Á còn lại đều có liên hệ mật thiết với các phe đế
quốc đang cầm chịch cho cuộc tranh chấp đẫm máu ở vùng này. Nên, nếu
đã tránh không mở cửa cho đế quốc nhào vào xâu xé thì chắc chắn Miến
cũng không dại dột móc nối với các đàn em đế quốc
[còn tiếp]
Ghi Chú:
Nhóm thực dân Anh chủ trương chia cắt Miến Điện do D.
Smith, nguyên thống đốc Anh ở Miến Điện cầm đầu. Nhóm này đã quy tụ
trong một hội lấy tên là Hội Bạn Dân Miền Núi và đã chính thức đưa ra
trước nghị viện Anh hồi đầu tháng 11 năm 1947, đề nghị chia cắt bằng cách
thành lập nhiều nước tự trị chung quanh Miến Điện chính quốc. Nhóm này
chủ trương sẽ lũng đoạn toàn vùng thuộc địa cũ qua các nước tự trị của các
dân tộc thiểu số mà nhóm tin tưởng là sẽ nắm đầu được.
Từ 1932 đến 1942, vì bờ biển Trung Hoa bị Nhật phong tỏa nên Anh
Mỹ phải tiếp tế cho Trung Hoa qua đất Miến. Trong dịp này quân lính
Quốc Dân Đảng và công dân Miến đã làm con đường từ Lashio (Tây Bắc
Miến) đến Côn Minh tỉnh Vân Nam ngoằn ngoèo theo triền núi dài 1.100
km trong khi theo đường chim bay chỉ có 330 km. Trục lộ được đặt tên là
Đường Miến Điện (Burma Road) và do tướng Cọp bay Claire Chennault
bảo vệ.
William O. Douglas, North From Malaya, Doubleday, New York, 1953.
Hai tài liệu cơ bản về chủ nghĩa xã hội kiểu Miến do Bộ Thông Tin
Miến Điện ấn hành. The Burmese Way to Socialism: The Policy Declaration
of the Revolutionary Council (1962) và The Burma Socialist Progam Party
Philosophy (1963).
Bài “Why Ne Win Went Visiting” của Louis Kraar, Life, ấn bản Á châu,
số 10, bộ 44, ngày 27-5-1968.
Quan điểm về Đông Nam Á của Ne Win đã được biểu lộ qua lời phát
biểu sau trong cuộc viếng thăm Mã Lai Á và Singapore năm 1968 “Dù hiện
nay bóng đen của cuộc tranh chấp giữa các lực lượng từ ngoài vùng tới đã
che phủ lên toàn thể sân khấu chính trị, người Miến chúng tôi vẫn tin rằng
cuối cùng chỉ có lực lượng của chính vùng này mới thắng và mới đóng vai