hai lần các ông ngồi chung với nhau trong thứ chính phủ được gọi là chính
phủ liên hiệp.
Liên Hiệp I
Hiệp định đình chiến về Đông Dương được ký kết ở Genève ngày 20 tháng
7 năm 1954 đã quy định quân lực Pháp và CS Việt cùng rút khỏi xứ Lào
trong vòng ba tháng sau ngày ngưng bắn
, còn quân CS Lào được trấn
đóng ở hai tỉnh Phong Saly và Sầm Nứa cho tới khi có bầu cử thống nhất
Lào quốc vào năm 1955.
Hiệp định Genève 1954 đương nhiên đã là một văn kiện chia cắt đất Lào và
tạo ra những tranh chấp nội bộ do ảnh hưởng từ bên ngoài dẫn đến cuộc
chiến tranh làm lở lói, đau xót triền miên cho đất nước nhỏ bé này.
Khi trình bày quan điểm của phái đoàn hoàng gia Lào, đại diện Phoui
Sananikone tại hội nghị Genève đã cho rằng:
- Lào vốn là một nước độc lập (?) theo hiệp ước 1953 với Pháp.
- Như vậy phe đối chiến ở Lào không thể được coi như lực lượng kháng
chiến dành độc lập mà chỉ có thể là lực lượng xâm lăng của CS Việt.
- Lực lượng xâm lăng ấy phải triệt thoái ra khỏi Lào.
Quan điểm này quá cứng rắn nên không giải quyết được vấn đề CS Lào. Có
người đã nghĩ đến một giải pháp mềm mỏng hơn là đưa đề nghị liên hiệp ra
ngay lúc ấy để tìm cách hoà tan lực lượng CS trong đại khối quốc gia Lào,
nhưng dĩ nhiên cũng lại gặp sự chống đối của phe Cộng (Nga, Trung Hoa,
CS Việt.) Bằng chiến lược chung đã sẵn có, phe Cộng quyết duy trì lực
lượng CS Lào để sử dụng sau này, do đó đã đưa ra đề nghị lấy hai tỉnh
Phong Saly và Sầm Nứa làm nơi tập trung quân CS. Mendès France, thủ
tướng và cũng là người cầm đầu phái đoàn Pháp, với tinh thần vô trách
nhiệm (dĩ nhiên!) chỉ cốt sao cho xong việc, đã nhắm mắt chấp nhận đề
nghị này.
Bầu cử 1955 đã được thực hiện, nhưng CS Lào tẩy chay không tham dự.
Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện giữa anh em Souvanna Phouma và
Souphanouvong, đôi bên đã đi đến thoả thuận là chính phủ Vientiane bảo