đảm chính sách trung lập, Mặt Trận Lào Yêu Nước của CS sẽ trở nên một
chính đảng hợp pháp, hai tỉnh Phong Saly và Sầm Nứa được tái sát nhập
vào lãnh thổ quốc gia và sau hết là việc chính quy hoá lực lượng vũ trang
CS. Sau khi đã đạt được thoả thuận trên, Phouma đã thể hiện ngay chủ
trương trung lập của mình bằng cách bay đi Bắc Kinh, Hà Nội để gặp gỡ
Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và nhiều lãnh tụ các nước CS khác.
Vượt qua nhiều khó khăn do những người cầm đầu hữu phái Lào gây ra,
ngày 19 tháng 11 năm 1957, Phouma đã lập xong chính phủ liên hiệp đầu
tiên ở Lào. Trong nội các Liên Hiệp có hai ghế dành cho Souphanouvong
và Phoumi Vonvichit, đại diện Mặt Trận Lào Yêu Nước. Về chính trị, phe
CS đã thực sự sinh hoạt trong hình thức chính đảng hợp pháp, tuy nhiên
việc sát nhập lực lượng vũ trang của họ vào quân lực hoàng gia vẫn còn
gặp nhiều trục trặc mà phần lớn do ở chủ trương giữ miếng của họ.
Ngày 4 tháng 5 năm 1958, trong một cuộc bầu cử bổ túc để tuyển thêm 21
dân biểu, Mặt Trận Yêu Nước đã chiếm chín ghế và phe trung lập thân
cộng chiếm bốn. Nghĩa là tả phái thắng thế trông thấy nhờ sự phân hoá nội
bộ của hữu phái. Mỹ không chấp nhận tình trạng ấy và Mỹ đã nhúng tay
vào nội tình Lào để phá Liên Hiệp.
Một mặt Mỹ thao túng quốc hội Lào qua Uỷ Ban Bảo Vệ Quyền Lợi Quốc
Gia (Comité De La Défense Des Intérêts Nationaux), một tổ chức chính trị
của giới quân nhân, công chức cực hữu Lào do Cơ Quan Tình Báo Trung
Ương Mỹ (CIA) thành lập và tài trợ. Mặt khác, quan trọng hơn: Mỹ đã cúp
ngang viện trợ Lào, sau một loạt tố cáo chính phủ Souvanna Phouma tham
nhũng và điều hành bất chính ngoại viện. Chính phủ nào sống vì viện trợ
của Mỹ mà không tham nhũng và điều hành bất chính viện trợ ấy. Chẳng
qua Mỹ vốn biết nhưng để yên, lúc nào cần sử dụng mới lôi món ấy ra đấy
thôi.
Mỹ phá Liên Hiệp I, vì trước hết Mỹ vốn không ưa dàn xếp theo kiểu