Từ Savanakhet, Boum Oum đã cùng Nosavan thành lập uỷ ban cách mạng
và chuẩn bị bắc tiến. Boum Oum là người thừa kế dòng vua Champassak ở
Hạ Lào. Mặc dầu không còn vương hiệu, nhưng nhờ uy thế gia đình, với
tính cách lãnh chúa địa phương trong xứ Lào phong kiến, ông vẫn được coi
là chủ nhân thực sự ở Quân Khu IV (gồm năm tỉnh cực Nam) cho tới thời
ấy.
Ngày 9 tháng 12 năm 1960, quân đội miền Nam đã tiến chiếm Vientiane,
đẩy quân Kong Le lên đường 13 phía bắc thủ đô. Boum Oum được quốc
vương chỉ định làm thủ tướng ngày 12 tháng 12 năm 1960. Trong khi ấy,
lực lượng CS đã lợi dụng tình thế, tiến chiếm Sầm Nứa một cách dễ dàng,
đồng thời tràn về Cánh Đồng Chum bắt tay với quân Kong Le vào đầu năm
1961.
Cuối tháng 2 năm 1961, Phouma cũng về Cánh Đồng Chum và phối hợp
với phe trung lập Kong Le cùng CS Lào lập hạt nhân cho chính phủ liên
hiệp ở Khang Khay. Được các nước CS tiếp tục công nhận là người cầm
đầu chính phủ Lào, Phouma đã xuất ngoại du hành nhiều nước để xin viện
trợ. Nga Sô đã đáp ứng bằng cách tiếp tế vũ khí, đạn dược, nhiên liệu cho
phe CS và trung lập ở Cánh Đồng Chum, trong khi Mỹ cũng ráo riết yểm
trợ cho phe Boum Oum ở Vientiane.
Tình hình đưa đến chỗ xứ Lào có hai chính phủ, mỗi chính phủ được một
phần thế giới công nhận và yểm trợ. Chiến tranh uỷ nhiệm Nga Mỹ thể hiện
rõ rệt nhất tại Lào trong lúc này. Nhưng cũng chính vì thế mà cả Nga lẫn
Mỹ đều cùng phải duyệt xét lại chính sách của mình, vì cả hai đế quốc
đứng đầu hai khối quốc tế đều cùng e dè sự bành trướng của Trung Cộng
xuống miền Nam. Do đó đế quốc đôi bên mới cùng thoả thuận đưa vụ Lào
ra trước một hội nghị Genève mới để tìm phương thế giải quyết.
Liên Hiệp 2
Do sự thoả thuận ngầm bên trong, vào tháng 4 năm 1961, Anh và Nga với