TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 33

này.

Người ta không biết khi lập quốc, vương quốc này có tên là gì , chỉ biết khi
tiếp xúc với Trung Hoa (thế kỷ 3) thì tên nước là Phnom (người Tàu phiên
ra là Phù Nam) có nghĩa là núi non. Di tích cổ nhất về Phù Nam được đào
thấy ở Võ Cảnh gồm bản kinh Phật bằng chữ Phạn và một bản văn Nam Ấn
vào tiền bán thế kỷ 3. Như vậy có nghĩa là Phù Nam đã tiếp nhận văn minh
Ấn Độ vào trước thời kỳ này. Khởi đầu Phù Nam lập quốc ở vùng Đồng
Nai và châu thổ sông Cửu Long, xong lan qua Biển Hồ (Tonlé Sap) rồi
vòng sang tận Châu Thổ Chao Phraya xuống bán đảo Mã Lai. Trong suốt
năm trăm năm, Phù Nam đạt tới mức độ cường thịnh nhất vào thế kỷ 5,
nhưng sang thế kỷ 6 thì yếu dần và bị Chân Lạp thôn tính.

Chiêm Thành và Phù Nam ngày nay không còn đất đứng riêng trong tập thể
Đông Nam Á. Người Chàm đã trở về với khối gia đình Lạc Việt, tức người
Việt Nam hiện đại. Còn người Phù Nam đã đồng hoá với tộc Môn Khmer.
Tuy nhiên vai trò của hai quốc gia này trong thời kỳ đầu Công nguyên thật
là quan trọng, vì nó chính là gạch nối giữa tổ hợp vừa suy sụp (đế quốc
Nam Việt) với những tổ hợp đang hình thành ở lục địa cũng như hải đảo để
giữ cho giống dòng Trăm Việt còn mãi tiếp nối.
[còn tiếp]

Ghi Chú:

[1]

“Chí Chu trang vương thời, Gia ninh bộ hữu dị nhân yên, năng dĩ ảo

thuật, phục chư bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đô ư Văn Lang, hiệu Văn
Lang quốc, dĩ thuần chất vi tục, kết thẳng vi chính, truyền thập bát gia xưng
Hùng Vương.” (Việt Sử Lược)

[2]

Trường hợp Olov Janse mới thật là kỳ khôi! Trong những bài đầu tiên

khi viết về Đông Sơn sau các cuộc khai quật mà chính ông ta được đảm
nhiệm, ông ta đã mô tả như nguồn cội nền văn hoá này là từ người Trung
Hoa đời Hán (The Illustrated London News, ngày 13 tháng 7 năm 1935),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.