nhưng rồi thời gian trôi qua, bị mê hoặc bởi những cuộc viễn chinh tưởng
tượng của H. Geldern mà thực chất chỉ có thể làm hứng thú lũ trẻ nhỏ tiểu
học, ông ta đã xoay ngược luận điệu lại mà cho rằng văn hoá Đông Sơn
được tạo lập bởi ảnh hưởng của giống người Tocharéens từ vùng Pont
Euxin miền Hắc Hải trên đường đông trinh trước Công nguyên. Ông ta đã
tự mâu thuẫn ở mặt này, nhưng lại rất vững lập trường ở mặt khác; đó là sự
quyết tâm phủ nhận giá trị chủ động nền văn hoá đó của bộ tộc Lạc Việt.
Suốt trong bài diễn văn “Nguồn gốc văn minh Việt Nam” đọc tại giảng
đường Viện Đại Học Huế đầu năm 1959 (bản dịch đăng liên tiếp trong các
số Đại học 12, 13 và 14 do Viện Đại Học Huế ấn hành năm 1959 và 1960),
ông ta đã bôi bác ra không biết bao nhiêu chuyện kỳ quái để cố nói lên một
cách vụng về ảnh hưởng văn minh phương tây trong thời cổ đại ở đất nước
này. Một thí dụ nhỏ: những nấm mồ kẻ chết đường ở Bắc Việt mà dân
chúng thường cầu khẩn bằng cách xếp đá cục cho cao lên và thường gọi là
Ông Đống, dưới mắt O. Janse nó chính là biểu tượng thần Hermès của
người Hy Lạp mà dân Giao Chỉ đã tiếp nhận cách phụng thờ từ đạo quân
viễn chinh ở Hắc Hải tới.
Những chữ trong ngoặc được kê thêm để độc giả tiện kê cứu những
sách viết về Lâm Ấp (Lin Yi) hoặc Chiêm Thành (Champa) và Phù Nam
(Funan) của các tác giả Âu Mỹ.