hỏi vá víu như trước, nên đã được nhân dân Phi ủng hộ nhiệt liệt. Tháng 1
năm 1899, ngay sau khi trở nên tổng thống của nền Cộng hoà Phi, ông bị
lực lượng thống trị kế tiếp là quân đội Mỹ săn đuổi vào vùng rừng núi và
tới năm 1901 thì bị bắt. Năm 1902 là năm Mỹ tuyên bố bình định xong toàn
quần đảo.
Thực dân Tây Ban Nha trong thời kỳ còn ngự trị trên quần đảo Phi vẫn
mượn tay bọn đội lốt giáo quyền Gia Tô để cai quản và bóc lột nhân dân xứ
này. Chuyển sang Mỹ, chủ nhân ông mới lại có lũ tay sai mới, đó là những
ca xích
và sau này là giới luật gia, thương mại và kỹ nghệ Mỹ học.
Chính quyền Mỹ đã cố gắng thu xếp để cho lớp người này kế vị lãnh đạo
Phi theo kiểu Mỹ. Năm 1916, Mỹ ban hành một đạo luật (The Jones Act)
cho phép dân Phi bầu dân biểu và sau đó Mỹ cũng đã hẹn trao trả độc lập
cho Phi vào năm 1946 (Tydings-McDuffie Act năm 1934). Theo hiến pháp
do quốc hội Phi soạn ngày 14 tháng 5 năm 1935, nước Phi tự trị dưới quyền
bảo hộ của Mỹ thành hình ngày 15 tháng 12 cùng năm do Manuel Quezon
làm tổng thống. Ông này được tái đắc cử năm 1941.
Ngày 8 tháng 12 năm 1941, quân Nhật đổ bộ lên Phi. Sau khi thất thủ
Bataan và Corregidor, Quezon và chính phủ của ông chạy sang Mỹ. Trong
thời gian cầm quyền, Quezon vừa là tổng thống bù nhìn trong tay tướng Mỹ
Douglas McArthur, vừa là lãnh tụ đảng duy nhất mang danh là đảng Quốc
Gia (Nacionalita), quy tụ những phần tử ca xích chủ điền, sét ty (chetty),
v.v… Khi quân Nhật chiếm đảo này thì cũng chính những phần tử trên của
đảng quốc gia đứng ra bắt tay với Nhật và do Jose P. Laurel, nhân viên tối
cao pháp viện trong chế độ cũ, cầm đầu. Thành phần cộng tác với Nhật
trong đảng quốc gia nhiều đến nỗi sau khi McArthur mang quân tái chiếm
Phi, chính phủ Phi lưu vong ở Mỹ trở về cũng không biết xử trí làm sao và
chính McArthur cũng lọt vào thế kẹt không thể thực hiện ý định sửa trị
“bọn phản động” của ông.
Đầu năm 1946, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống đầu tiên của nước