TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 64

xin thoái vị để nhường ngôi cho hoàng thân Monireth, người đáng lẽ đã kế
vị Monivong năm 1941. Ý kiến này bị đã bị hoàng thân Norodom Montana
phản đối, chính Sơn Ngọc Thành cũng khuyên Sihanouk nên bình tĩnh tại
vị.

Ngày 16 tháng 10 năm 1945, người Pháp núp cạnh quân Anh, Ấn đã bắt
giữ Thành tại Phnom Penh và buộc tội ông ta có hoạt động đe dọa nền an
ninh của lực lượng Đồng Minh và phương hại đến quyền lợi của Kam-pu-
chia. Tuy bắt giữ Thành nhưng Pháp cũng tự cảm thấy rất khó xử, vì khi ấy
Thành đang thực sự có uy tín lớn lao trong quần chúng. Sau cùng, Pháp
đành áp dụng biện pháp mềm dẻo là đem Thành sang Pháp cho yên chuyện.
Chiếm xong Sài Gòn, đô đốc Thierry D’Argenlieu liền được cử làm Cao
Uỷ Pháp ở Đông Dương. Vừa nhận chức, ông ta liền yêu cầu Kam-pu-chia
gửi ngay đại diện tới để thảo luận về những mối liên hệ Pháp-Khmer mới.
Về phía Kam-pu-chia, tình thế đã đổi khác rõ ràng bất lợi cho Pháp: người
Khmer đã nếm mùi độc lập, dù là thứ độc lập nửa vời, nhưng cũng đủ cảm
thấy một hứng khởi không nhỏ trong lòng họ. Đặc biệt lúc ấy hoàng thân
Sisowath Youtévong mới ở Pháp về nước và đã kịp thời nắm vai trò lãnh
đạo cuộc vận động độc lập. Đáp lại lời yêu cầu tái lập mối liên hệ của
D’Argenlieu, Sihanouk đã đồng ý cử đại diện nhưng nhấn mạnh đến điều
kiện tiên quyết là cuộc đàm phán sẽ không vi phạm đến chủ quyền Kam-
pu-chia và phái đoàn Kam-pu-chia phải được đối xử như một phái đoàn của
một quốc gia độc lập. Pháp đồng ý trên nguyên tắc và một Uỷ Ban Nghiên
Cứu Pháp-Khmer (Commission D’Études Franco-Khmères) được thành
lập, cùng làm việc để dung hòa quyền lợi đôi bên. Ngày 7 tháng 1 năm
1946 tạm ước Pháp-Khmer đã được ký kết. Tạm ước công nhận Kam-pu-
chia là một quốc gia tự trị trong khối Liên Hiệp Pháp.
Nhưng, giấy tờ là một chuyện, trên thực tế Pháp đã thi hành tạm ước một
cách “linh động” đến nỗi tình trạng liên hệ Pháp-Khmer đã trở lại gần
giống như trước 1945. Quân đội hoàng gia Kam-pu-chia tuy được thành
lập, nhưng thực chất chỉ là một thứ lính phụ thuộc của quân Liên Hiệp Pháp
và Bộ Tư Lệnh Pháp vẫn nắm trọn quyền “duy trì trật tự” trong xứ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.