TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 65

Từ khi Sơn Ngọc Thành bị bắt, những phần tử theo Thành bỏ ra bưng hay
trốn sang Thái Lan rất nhiều. Họ qui tụ lại với nhau làm sống lại phong trào
Khmer Issarak dưới sự hỗ trợ của người Thái. Nhưng khi Thái bị buộc phải
trả lại hai tỉnh Battambang và Siem Reap (1946)

[10]

thì một số nhân vật

lãnh đạo đã phải lưu vong sang Bangkok, một số quay về Phnom Penh nói
là qui chính phủ nhưng thực sự là để đấu tranh chính trị trong vòng được
coi là hợp pháp. Nhóm này cộng tác với nhũng phần tử trẻ cấp tiến của
hoàng thân Sisowath Youtévong lập ra Đảng Dân Chủ. Còn một số khác
tiếp tục lén lút kháng chiến trong rừng núi, như Dap Chhuon với tổ chức
Giải Phóng Dân Tộc Khmer (Comité Khmer De Libération Nationale).
Trong hai cuộc bầu cử Hội đồng Tư vấn tháng 9 năm 1946 và Quốc hội
tháng 12 năm 1947, Đảng Dân Chủ đều đại thắng. Sự kiện này đã góp phần
không nhỏ vào diễn tiến dẫn đến hiệp ước ngày 8 tháng 11 năm 1949, trong
đó Pháp hé mở cho Kampuchia chút quyền đối nội.
Tại Phnom Penh, nhiều chính phủ, do thủ tướng được quốc vương chỉ định
thành lập, lần lượt thay nhau đổ vì sự gây khó của Lập Pháp

[11]

. Trong

khi ấy các phe võ trang chống đối cũng ngày càng bành trướng, mạnh nhất
vẫn là các nhóm Khmer Issarak cũ. Về phía Cộng sản, sau khi được chuyển
từ miền đông Nam Việt sang tỉnh Prey Veng, các cán bộ địa phương cũng
được lệnh ráo riết tổ chức các ủy ban hành kháng trong vùng ảnh hưởng từ
cấp Miên xuống đến Srok, Khum, Phum.
Trước tình trạng bế tắc, Sihanouk đã giải tán Quốc hội (tháng 9 năm 1949)
với ý nghĩ như vậy chính phủ sẽ mạnh hơn và góp phần đắc lực hơn với
Pháp trong việc thanh toán các phe kháng chiến. Không ngờ sau hai năm
không quốc hội, tình trạng quốc gia đã sa lầy lại càng sa lầy thêm. Cuối
cùng Sihanouk đành phải cho bầu cử lại. Và, trong cuộc bầu cử tháng 9
năm 1951, phe Dân Chủ lại chiếm được 54 trong số 78 ghế. Ngay sau khi
có kết quả bầu cử, chính phủ Huy Kanthoul đã lấy lòng đảng Dân chủ bằng
cách yêu cầu Pháp cho Sơn Ngọc Thành về nước.
Dù đã hứa với Pháp là sẽ không hoạt động chính trị nữa, nhưng khi về nước
Thành liền xuất bản tờ báo tranh đấu Khmer Krok (Khmer Vùng Dậy) và
trong một cuộc viếng thăm tỉnh Takeo, Thành đã tuyên bố thẳng thừng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.