ở xứ Lào. Có ba cuộc biến động trên xứ Lào làm cho chính quyền thống trị
phải can thiệp vào là ba cuộc biến động do dân thiểu số gây ra: bộ lạc Khả
ở vùng cao nguyên Boloven và Attopeu từ 1901 đến 1907; các châu Thái ở
Phong Saly từ 1914 đến 1916; và sau cùng là cuộc nổi dậy của dân Mèo
vào năm 1919. Dân Mèo nổi lên đánh phá suốt hai năm, sau người Pháp
phải dùng đến biện pháp chặn tất cả các nguồn tiếp tế gạo thóc mới dẹp yên
được.
Trong Thế Chiến II, tháng 7 năm 1941 quân Nhật tiến vào Đông Dương và
sang tháng 8 năm 1941 thì ký với Pháp một hiệp ước về xứ Lào, theo đó
vương quyền Luang Prabang được tăng cường bằng cách kiểm soát thêm
các tỉnh Vientiane, Xieng Khuang, Nam Tha, và nhà vua được lập một nội
các gồm thủ tướng và bốn tổng trưởng. Vị phó vương (Maha Oupahat) lúc
ấy là hoàng thân Phetsarath được chỉ định làm thủ tướng.
Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và tuyên cáo chấm
dứt chế độ thuộc địa của Pháp ở phần đất này. Chính phủ Phetsarath
nghiễm nhiên trở thành chính phủ đầu tiên đảm trách công việc quản trị
toàn xứ Lào dưới sự giám hộ của Nhật.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh. Xứ Lào rơi vào tình
trạng giao động và một vài nơi như Khammouane và Savannakhet đã xẩy
ra những sự hỗn loạn. Theo sự qui định trong bản ký kết đầu hàng với Mỹ
của Nhật, đáng lẽ Nhật phải tiếp tục duy trì trật tự ở nhũng vùng quân đội
Nhật còn trấn đóng, nhưng hầu hết các nơi, Nhật đều bỏ mặc. Đặc biệt là ở
Lào, Nhật đã không can thiệp, một phần vì quân số quá ít ỏi, một phần vì
những sự dấy động địa phương lại đang có khuynh hướng bài Pháp, không
ăn nhằm gì đến Nhật.
Theo quyết nghị của hội nghị Potsdam, quân Trung hoa phải tiếp thu miền
bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16 (ngang Saravane) trở lên, nhưng quân
Trung Hoa tiến quá chậm nên mãi đến tháng 9 mới tới Lào. Trong khi đó
thì Pháp quân đã đoạt lại Champassak và chuẩn bị tiếp chiếm toàn xứ.
Ngày 18 tháng 8 năm 1945, hoàng thân Phetsarath ở Vientiane công bố
trước quốc dân nền độc lập và thống nhất của quốc gia Lào dưới vương chế
Luang Prabang. Phetsarath triệu tập một hội đồng mệnh danh là Lào Tự Do