giữa hai nước và thành lập một chính phủ hoàng gia Lào thân Pháp. Uỷ ban
liên hợp trên đã công bố văn kiện đầu tiên ngày 27 tháng 8 năm 1946, theo
đó Pháp công nhận quốc gia Lào thống nhất dưới quyền trị vì của quốc
vương ở Luang Prabang trong một chế độ quân chủ lập hiến. Cũng thi hành
theo văn kiện này, Pháp đã tổ chức một cuộc tuyển cử là vì ở mấy thị trấn
(tháng 12 năm 1946) cho đủ lệ bộ cái áo khoác ngoài của một chế độ thuộc
địa trá hình mới.
Trong khi ấy nhóm lưu vong ở Thái gồm những phần tử ưu tú nhất xứ Lào
bắt đầu lục đục với những chủ trương đường lối khác biệt của ba ông hoàng
lãnh đạo. Hoàng thân Phetsaratah là người bài Pháp, có tinh thần quốc gia
cực đoan và bảo thủ. Em ông là hoàng thân Souvanna Phouma cũng chủ
trương phải có độc lập hoàn toàn nhưng lại thiên về đường lối ôn hòa,
nghĩa là, theo ông, có thể bắt tay cộng tác với Pháp để thâu hồi độc lập dần
dần. Một người em khác, hoàng thân Souphanouvong, đảng viên đảng
Cộng Sản Đông Dương, không có chủ trương riêng biệt nào khác ngoài chủ
trương của đảng, nghĩa là tiếp tục trường kỳ kháng chiến trong chiến lược
chung toàn vùng.
Hiệp ước mới 1949 được ký kết, Pháp công nhận quốc gia Lào tự trị trong
khối liên hiệp Pháp và nới rộng quyền ngoại giao cho Lào trong đó có cả
quyền xin làm hội viên Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này đã lôi cuốn một số
khá đông nhân vật lưu vong trở về hợp tác, trừ hai hoàng thân Phetsarath và
Souphanouvong.
Chiến tranh Đông dương ngày càng khốc liệt hơn. Tháng 8 năm 1950,
hoàng thân Souphanouvong, biến hẳn thành phần Lào Tự Do do ông cầm
đầu sang tổ chức võ trang thiên Cộng (Pathet Lào).
Cũng trong năm ấy, với một cố gắng mong bình định xứ Lào cho yên bề
nào hay bề nấy, Pháp tiến thêm bước nữa về mặt chính trị bằng cách hứa
với những nhà lãnh đạo Lào là sẽ sớm trao trả độc lập hoàn toàn cho Lào.
Tháng 10 năm 1953, lời hứa ấy đã được đoan lại trên giấy tờ sau khi có
cuộc tấn công ồ ạt vào xứ Lào của lực lượng Cộng Sản Việt và Lào. Dĩ