Rama IV (1851-1868), tức Mongkut, lên kế vị. Tiên khởi, nhà vua cải thiện
bang giao với Tây phương bằng cách mở rộng các cửa biển cho tất cả các
nước vào buôn bán; tiếp theo ông khởi đầu canh tân xứ sở, trong đó có cả
việc mời người Tây phương tới huấn luyện và cố vấn người bản xứ. Rama
IV lên ngôi lúc đã 46 tuổi. Trong suốt thời thanh niên, ông đã trải qua nhiều
năm trong nếp áo tu sĩ Phật giáo. Ông thông hiểu nền văn hóa cổ truyền của
Thái Lan và cũng am tường khá nhiều ngôn ngữ và khoa học Tây
phương
. Ngay từ khi chưa lên ngôi, ông đã qui tụ được một nhóm người
có khuynh hướng canh tân trong triều đình. Nhóm người này sau đó đã trở
thành rường cột quốc gia dưới triều đại ông. Nhận định của Rama IV và
nhóm cận thần của ông là Thái không đủ sức chống lại sức bành trướng của
các lực lượng đế quốc thực dân Tây phương, vì vậy chính sách đúng đắn
nhất của Thái là phải tự thích ứng để sinh tồn giữa những lực lượng ấy.
Rama V (1868-1910) tức Chulalongkorn, kế vị Rama IV đã tiếp tục con
đường canh tân xứ sở. Trong suốt 42 năm trị vì, ông đã tạo cho Thái một
nền hành chánh và một tổ chức quân đội hữu hiệu. Tuy nhiên, cùng dưới
triều ông, một số lớn đất đai mà trước đây Thái đã chiếm được của
Kampuchia, Lào và Mã lai đã phải nhượng lại cho Pháp và Anh
Việc nhượng lại đất này đã xảy ra sau một thời gian điều đình đôi lúc khá
gay go giữa Thái và Anh, Pháp. Dù sao chính quốc Thái cũng còn được để
yên nhờ sự tranh chấp về quyền lợi giữa Anh, Pháp trong mưu đồ bành
trướng. Hiệp ước Anh Pháp 1896 bảo đảm nền trung lập của đồng bằng
Chao Phraya và do đó Thái vẫn được công nhận là một quốc gia độc lập, ít
ra là trên giấy tờ.
Sang thời Rama VI (1910-1925), tức Wachirawut, chính sách của Rama V
vẫn được tiếp tục thi hành và phát triển đến độ Thái đã nghiễm nhiên trở
nên một quốc gia có lời ăn tiếng nói trên trường quốc tế. Rama VI đã được
du học ở Anh quốc, vì vậy ông đã không ngần ngại đứng vào phe đồng