TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 80

thế chính phủ thân Nhật cũ. Nhân vật đó không ai khác hơn là nguyên đại
sứ Thái ở Mỹ Seni Pramoj. Ông này đã ly khai chính phủ Phibun ngay từ
khi Phibun bắt tay với Nhật.


Diễn Biến Chính Trị Hậu Thế Chiến
Nếu chính sách đối ngoại của Thái đã tỏ ra khôn khéo trong sự bảo toàn
được chủ quyền quốc gia thì ngược lại tình trạng nội bộ của Thái lại lâm
vào cảnh bi đát rối ren đáng tiếc. Nền kinh tế Thái bị suy sụp trong thời hậu
chiến. Chính trường Thái diễn ra cảnh tranh chấp tang thương. Đảng Nhân
dân, cơ chế nòng cốt của chính thể Thái hoàn toàn tan rã. Điều nguy hiểm
nhất là tình trạng mất tinh thần, vô kỷ luật của các cơ quan quân chính
trong thời giao động đã gây nên sự thối nát, tham nhũng trầm trọng trong
chính quyền.

Giữa lúc ấy, Pridi đã đứng ra thành lập chính phủ mới với ý định cố gắng
cứu vãn lại tình thế bằng cách công bố hiến pháp mới và tổ chức bầu cử
quốc hội. Nhưng công việc chưa tiến hành được bao nhiêu thì xảy ra vụ ám
sát (ngày 9 tháng 6 năm 1946) vua Ananda Mahidol (Rama VIII). Chính
quyền đã tỏ ra bất lực, hoặc cố ý bất lực, trong việc tìm ra hung thủ và
nguyên cứ vụ ám sát. Trong nước, tình hình đã rối ren lại càng rối ren
thêm; đến nỗi Pridi phải từ chức, nhượng lại ghế thủ tướng cho Thamrong
Nawasawat, một nhân vật độc lập và bảo thủ.

Hành động từ chức của Pridi chỉ là một hình thức nhượng quyền bề ngoài,
còn bên trong Pridi vẫn là người nắm thực quyền. Vì vậy, tình hình suy sụp
đã không vì sự thay đổi ngoại diện này mà cứu vãn được. Chính phủ không
kiểm soát nổi guồng máy hành chánh và nhất là các quân binh chủng. Ngày
8 tháng 11 năm 1947, một cuộc đảo chính do quân đội chủ trương đã xảy ra
làm cho Pridi phải chạy ra khỏi xứ, còn Thamrong và các nhân vật khác
thuộc phe Pridi phải lẩn trốn để khỏi bị bắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.