lệnh quân đội. Phe cánh của Sarit trong chính phủ cũng khá mạnh. Tới khi
có nhiều sự việc xảy ra làm cho uy tín của Phibun và Phao tổn thương, nhất
là vụ bầu cử (tháng 2 năm 1957) bị báo chí và sinh viên tố cáo là gian lận,
thì Sarit bắt đầu lập kế hoạch hành động. Và việc dự trù đã xảy ra: ngày 16
tháng 9 năm 1957, một cuộc đảo chánh êm đẹp và thành công. Phibun trốn
ra khỏi xứ, còn Phao vài ngày sau cũng bị bắt buộc lưu vong. Cuộc bầu cử
được một chính phủ chuyển tiếp tổ chức lại. Khi bầu cử xong, tướng phụ tá
cho Sarit là Thanom Kittikachon đứng ra lập nội các còn Sarit thì sang Mỹ
trị bệnh.
Tháng 10 năm 1958, Sarit đột ngột về nước. Ông giải tán tất cả cơ cấu
chính quyền lúc ấy và tự đứng ra thành lập một chính phủ theo đường lối
độc tài quân phiệt. Sarit cũng giải tán quốc hội và đặt tổ chức đảng phái
cùng nghiệp đoàn ra ngoài vòng pháp luật. Ông lập lại chế độ kiểm duyệt
báo chí, triệt hạ đối lập, nhất là những thành phần thiên cộng. Ông cũng có
những hành động mạnh trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc hàng ngũ
chính quyền và tạo lai sự ổn cố chính trị trong thể chế độc tài mà ông gọi là
“tạm thời trong tình trạng đặc biệt”.
Năm 1963 Sarit mất, Thanom lên kế nhiệm. Chính sách không có gì thay
đổi quan trọng. Nền chính trị độc tài quân phiệt đã tạm giữ được sự ổn định
chính trường trong nhiều năm, nhưng là thứ ổn định nghẹt thở đã làm cho
nhân dân Thái bất mãn không ít.
Mãi tới 1968, Thanom mới nặn ra được một hiến pháp mới hé mở cho
chính trị nghị trường sinh hoạt trở lại. Trò chơi dân chủ kiểu Mỹ bắt đầu,
hỗn loạn kiểu Mỹ cũng nảy sinh. Phe đối lập đã không ngớt “chọc giận”
chính quyền bằng cách bỏ phiếu chặn đứng nhiều dự luật. Cái vòng lẩn
quẩn độc tài quân phiệt và dân chủ hỗn loạn, dân chủ hỗn loạn và độc tài
quân phiệt lại xoay vần đến một cuộc đảo chính (ngày 17 tháng 11 năm
1971).