Liên Hoa một cái áo choàng vải đay xung quanh có quấn dây bùa, luồn hai sợi
dây dài hai bên áo qua dưới nách vòng ra sau lưng, thắt nút lại.
Điền sư phụ lấy chiếu quấn quanh cái xác, ngoài mắt chiếu còn dán thêm
bốn lá bùa, chạy ra cửa động, đứng đó hô to với lão Giang Đầu đang ở bên
dưới: “Xong cả rồi, ông cứ dắt thôn trở về đi, đến tối chúng tôi mới lên đường.
Nói cho họ biết, muốn xem trò hay thì phải lặng lẽ mà xem, chớ có rộn ràng
mà gây nên động tĩnh gì quá lớn, khiến cho ‘hỉ thần’ bị kinh sợ.”
Lão Giang Đầu đáp lại một tiếng rồi liền dắt thôn rời đi.
Lý An Dân hỏi: “Chỉ thế thôi là đã phong thi xong rồi? Cháu còn tưởng
phải thắp hương làm phép nữa cơ?”
Điền Mậu Sinh cười nói: “Mấy trò đó chỉ là diễn cho người ta xem mà
thôi, nhà họ Điền bọn tôi không dùng trò ấy, nhà tôi đời đời làm nghề chạy
chân, thiên hạ đều bảo nghề này ra đời vào thời Minh, chậc, chưa chắc đúng
đâu. Chúc Do là có ý nói thông qua việc cầu khấn để giao tiếp với quỷ thần,
trước khi bị quy vào lĩnh vực y học đã sớm lưu truyền rộng rãi trong dân gian
rồi. Ở chỗ tôi nói Chúc Do là tên của một người, nghe đâu chính là vị ông tổ đã
phát minh ra bùa Thần châu.”
Ông thu dọn lại các thứ trên mặt đất, phân loại từng cái rồi xếp vào trong
ngăn riêng, Lý An Dân và Diệp Vệ Quân cũng ngồi bên cạnh, Lý An Dân tò
mò mới hỏi: “Bùa Thần châu cùng với Thất tông trấn hồn phù không cùng một
loại ạ?”
Điền Mậu Sinh bảo: “Tất nhiên là khác, nhà họ Điền chúng tôi mặc dù
luôn xưng mình theo Chúc Do, nhưng rốt cuộc người có tên Chúc Do ấy có
thật hay không vẫn là một dấu chấm hỏi. Trước nay tôi vẫn cho rằng bất kể bùa
Thần châu hay là thuật Chúc Do, hết thảy đều do các cụ tổ đúc kết rút tỉa từ
thuật đuổi xác mà thành, trên thực tế thì ở vùng Tương Tây này, hành nghề dẫn