ngang, trên bàn bày đủ đèn hương đồ cúng, không thiếu thứ gì. Bốn bức tượng
Phật khác chiếm lấy mấy góc còn lại, có hai pho là tượng Đức Phật tưởng thiện
từ bi màu vàng rực rỡ, hai pho kia là tượng Kim Cương phạt ác phẫn nộ đen sì,
trên vách có rất nhiều hốc âm tường, mỗi hốc như thế lại đặt một tấm bài vị.
Lạ lùng hơn là cả tòa điện phủ này mặc dù thờ tượng Phật, thế nhưng trên
trần điện lại có đồ hình Thái cực Bát quái của Đạo gia, nhìn kỹ hơn, xung
quanh hình Bát quái còn có vô số phù điêu các thần tiên của Đạo gia.
Mục sư phụ dắt hai người tới dâng hương cúng vái, cũng giới thiệu sơ qua
chút về năm bức tượng Phật, bức tượng Phật nằm là Già Lam Thiên Tôn, hai
bức vàng rực là Phổ Thế Như Lai và Dược Sư Như Lai, hai bức tượng đen
nhánh còn lại là Cơ Liêm Tinh Quân và Vũ Đế Thiên Sư.
Lý An Dân nghe xong cảm thấy quái lạ, nhìn sang Diệp Vệ Quân: “Như
Lai là của Phật giáo, còn Tinh Quân và Thiên Sư là danh xưng bên Đạo giáo
chúng ta kia mà, sao lại đặt lẫn một chỗ với nhau thế này?”
Diệp Vệ Quân nói: “Cũng có mấy ngôi chùa Phật - Đạo hợp nhất đấy chứ,
như chùa Thọ Phật núi Hạ Lan này, chùa Trung Miếu ở Sào Hồ đều là Phật
Đạo song tu, có người nói Già Lam Thiên Tôn là vị thần tiên Đạo giáo sau khi
thụ kiếp nhờ vào linh cốt
[8]
của Già Lam Phật mà sống lại thành Phật.
[8] Linh cốt: Ở đây chỉ xương của Phật.
Mục sư phụ quăng ra ba cái đệm hương bồ mời bọn họ ngồi, bảo: “Ngôi
chùa tháp này vốn là đàn tràng Tích Hương của chùa Thiên Tôn, mà chùa
Thiên Tôn giống như các ngôi chùa miếu Diệp sư phụ đã nói, đều là nơi dung
hợp cả Phật lẫn Đạo. Giờ thì chùa đã chuyển sang chỗ khác, đây chỉ còn sót lại
một ngôi tháp này thôi, nhà em đời đời học tập tu đạo trong miếu này, coi như
một dạng đệ tử tục gia.”