TRẤN BẠCH PHỤC CÓ MA - Trang 1159

sống thanh tu, tinh thần được bồi dưỡng sung túc, Mục sư phụ mới dắt hai
người vào trong một sơn động. Không gian dưới đáy động rất thoáng, kết cấu
cũng khá giống với tầng dưới cùng của tháp, trên mặt đất toàn là pháp trận
được khắc chìm cùng với nhiều chú văn khó hiểu.

Chính giữa pháp trụ có một cây trụ băng đứng sừng sững, đầu trụ nối với

trần động, chân liền với mặt đất, thân trụ thì bị bốn sợi xích sắt đen thui quấn
chặt, mỗi một sợi dây xích đều thô to hơn cả cánh tay người. Xích sắt kéo dài
từ thân trụ ra bốn hướng Đông Nam Tây Bắc xung quanh pháp trận, chia ra
thành bốn trận vị.

Mục sư phụ nói sở dĩ bãi Tà Đấu còn được gọi là Thi Vương cốc, là bởi

nơi đây giam cầm một kẻ vẫn được xưng truyền là “Thi Vương”, lúc nói
chuyện cô còn vô thức quay đầu nhìn về phía trụ băng. Lý An Dân nhìn theo
hướng ánh mắt cô, nhận thấy bên trong trụ băng loáng thoáng có một bóng
người mơ hồ, đã bị ánh sáng chiết xạ từ các tinh thể băng đá che phủ mất, hơn
nữa còn cách mặt đất rất xa, căn bản không thể nhìn thấy rõ hình dáng tướng
mạo.

Mục sư phụ bảo Diệp Vệ Quân nằm trên một pháp trận hình tròn bên dưới

cây trụ băng, từ góc độ của anh có thể trông thấy bức họa Tu Di tòa bảo
luân

[9]

và Sáu đạo luân hồi

[10]

trên trần động, mỗi một bức bích họa đều được

điêu khắc một cách hết sức sinh động.

[9] Tu Di tòa bảo luân: Bá xe Tu Di tòa, biểu tượng Phật giáo tạo hình bánh xe, mang hình ảnh

tượng trưng cho núi Tu Di nằm ở trung tâm của thế giới Phật giáo, bên trên thường có tạo hình tượng

Phật và điển tích Phật giáo.

[10] Sáu đạo luân hồi: Chỉ sáu con đường hồn sẽ chuyển vào sau khi chết, bao gồm Thiên đạo, Tu

la đạo, Nhân đạo, Súc sinh đạo, Ngạ quỷ đạo, Địa ngục đạo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.