TRẤN BẠCH PHỤC CÓ MA - Trang 24

Kể từ đó kinh Phật tha hồ hoành hành, nào là Tâm kinh, nào là chú Đại bi,

nào là chú Vãng sinh thay nhau tụng. Lúc Lý An Dân ở trên hành lang gặp
mấy chị khóa trên đi ngang qua cũng có thể nghe thấy tiếng các cô nàng vừa đi
vừa lẩm nhẩm tụng kinh, liền nghĩ hẳn phương thức truyền giáo theo kiểu oanh
tạc không biết mệt mỏi của bà cô này hẳn đã có từ lâu lắm rồi chứ không chỉ
ngày một ngày hai.

Đầu tháng này là lễ Tế tổ, phong tục xưa nay của trấn Bạch Phục chính là

treo đèn lồng giấy để dẫn đường, làm tò he để cúng. Ngày đó nếu như không
có việc phải ra đường thì tốt nhất nên ở trong nhà, giữ cho con đường âm
dương dẫn ông bà tổ tiên của mình về được thông suốt.

Xế chiều hôm nay không có lớp, Lý An Dân và đám Cao Hàm ở lại ký túc

xá đánh bài, bà cô quản lý bưng một nồi đậu nành luộc nước muối đi vào, hớn
hở kêu: “Hôm nay âm khí thịnh, lại đây lại đây, ăn chút đậu nành cho thuận
tràng lợi tiểu nào.”

Ở ký túc xá toàn là bọn phàm ăn, nghe nói có đậu nành luộc nước muối

liền vội vàng ba chân bốn cẳng thu dọn mặt bàn. Trong ký túc xá này, phòng
207 có quan hệ rất tốt với cô quản lý, năm người bắt đầu vây quanh bàn vuông
vừa trò chuyện vừa bóc đậu nành ăn.

Cao Hàm thuộc dạng không tám chuyện không vui, mà bà cô quản lý

cũng là người một ngày không buôn dưa lê tối đến chẳng ngủ ngon, cho nên
hai người này ở chung một chỗ liền bắt đầu huyên náo, không cách nào yên
tĩnh lại cho được.

Hết nói về tập tục trong ngày lễ Tế tổ, Cao Hàm lại chuyển đề tài lên

người cô quản lý: “Dì à, cháu thấy dì không giống Phật tử, sao ngày nào cũng
cứ để máy tụng kinh như vậy?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.