"Mượn xác của hắn dùng tạm một chút thôi.” Cái túi da này của Đại Khuê
dù đã thê thảm tới mức không nhỡ nhìn, song thầy Tống quả nhiên là một
người rất có giáo dục, vẫn kiên trì đem đầu đuôi mọi chuyện kể lại cho cả bọn
nghe.
Mùa hè năm 1973, thôn dân ở thôn Lãng Thự Kiều xã La Giang trong lúc
xây dựng đập nước đã phát hiện ra di chỉ bến đò Hà Mẫu nổi tiếng thế giới, ở
di chỉ này trên dưới có tổng cộng bốn địa tầng văn hóa chồng lên nhau, mà
tầng văn hóa thứ tư kia cách ngày nay ước chừng bảy ngàn năm. Phát hiện đó
đã gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước, Hội quản lý văn vật lập tức tổ
chức cho nhân viên tiến hành hai lần khai quật quy mô lớn từ năm 1973 đến
năm 1978. Thầy Tống và lão Vương tuy không có cơ hội tham gia công tác
khai quật, song nhiều năm sau đã hợp tác với nhau, kiên nhẫn lấy di chỉ làm
trung tâm, sử dụng phương pháp mở rộng theo vòng tròn đồng tâm để tìm tòi.
Ma xui quỷ khiến thế nào, hai người lại tìm đến được thôn Lão Giang dân
cư thưa thớt, thôn nhỏ cách ly với bên ngoài có tính bài ngoại vô cùng, công
việc tìm tòi cũng bị ngăn trở khắp nơi, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng.
Lão Vương phải nghĩ cách giới thiệu đối tượng kết hôn cho đám đàn ông,
không những phá vỡ cục diện bế tắc mà còn rất được dân thôn chào đón, người
giúp đỡ bọn họ năm xưa chính là lão Mãn.
Hồi ấy Lão Mãn đang ở vào độ tuổi khí huyết sung mãn, làm gì cũng
gắng sức khoe tài, nơi rừng thiêng nước độc không ai dám đặt chân lên lão
cũng dám xông vào, cứ như vậy mà lăn lộn trong rừng sâu núi thẳm. Qua nhiều
năm, ông Trời không phụ lòng người, cuối cùng bọn họ phát hiện ở trong một
khe núi có hệ thống rãnh ngầm đan xen trong lòng đất, cái khe ấy chính là khe
"Có đi không về" hiện nay, chuyên dùng để giết người vứt xác và giam nhốt nữ
nô lệ.