tức chồn vàng, mà hồ ly với chồn đều là hai trong năm vị tài thần, nhưng xưa
nay chưa bao giờ hợp nhau. Hồ tộc cho rằng nhà mình đứng đầu trong năm tài
thần, nhưng ở trong dân gian, nhất là Trung Quốc cận đại, hương hỏa cúng cho
vị đứng hàng thứ hai là Hoàng tộc lại nhiều hơn…”
Lý An Dân hừ nhẹ tỏ vẻ khinh thường: “Đó là vì cái vị số hai đó chẳng có
chuyện gì cũng chạy đi gõ cửa nhà người mà kêu gào đấy chứ, hương khói đèn
nhang phải để người ta tự nguyện cúng tế mới đúng, đi ăn xin thì nào có bản
lĩnh gì?”
Phía trên bỗng truyền đến một trận cười vang dội, “Đó không phải là đi ăn
xin, mà gọi là bắt kịp xu thế thời đại, thời nay quan trọng nhất là quan hệ quen
biết rộng, không có ai để cậy nhờ thì muốn đi nửa bước cũng khó, không bày
vẽ làm kiêu chi cho mệt, trước tiên giữ được chén cơm ăn mới là thực tế.”
Một ông chú trung niên bước chân chữ bát thong thả từ phía trước mặt lại
gần, người này mặt dài mà gầy, da mặt trắng nõn, đuôi mắt nhỏ hẹp, dưới cằm
còn nuôi một chòm râu dê, trên sống mũi đeo một cặp kính tròn, thoạt nhìn nhã
nhặn yếu ớt. Tóc ông ta rất dài, thắt thành bím quấn quanh cổ hai vòng, lọn tóc
lại còn thả xuống tới tận eo, trang phục trên người mang theo nét đặc sắc rất
truyền thống của Trung Hoa – một chiếc áo Đường trang cách tân màu tím sẫm
có thêu hoa văn Trùng Minh điểu phủ ngoài, bên dưới là áo chùng màu đen có
in một chữ Phúc khổ tròn màu vàng kim, chân đi giày vải cũng màu đen, khiến
người ta liên tưởng đến hình ảnh thầy đồ trong xã hội cũ.
Diệp Vệ Quân cung kính hô lên một tiếng “Bán Tiên”, Lý An Dân đã biết
ông ta là ai rồi, từ ấn tượng ban đầu mà nói cô thấy phục trang người này rất
quen, dường như đã gặp qua ở chỗ nào, còn về mặt cảm quan, Lý An Dân thấy
rất hứng thú với hình tượng của ông ta. Đường trang cách tân vốn rất được các
vị trí thức trung niên yêu thích, nhưng có thể mặc lên mà thấy được phong vị
cổ điển chân chính như vậy không có mấy người, vị Bán Tiên trước mặt quả