Theo như Cao Hàm nói, lúc bà nội hấp hối có gọi tên của hai người, một
người là “Cao Dương”, là tên của ông nội Cao Hàm, người còn lại chính là “A
Thảo”. Cô út của Cao Hàm biết bà Cao có quen một người bạn tên gọi “A
Thảo” này trên mạng, tiếc là hai người vẫn không thể gặp mặt, vậy là cô mới
gửi một tin nhắn cá nhân trên diễn đàn cho “A Thảo”, đơn giản chỉ báo lại tình
hình của bà nội Cao Hàm cùng để lại số điện thoại liên lạc.
Hai ngày sau Chu Khôn mới xem được tin nhắn ấy, lúc đó cô đang ở tỉnh
ngoài, mà bà Cao thì đã qua đời, cô lập tức nhấc điện thoại lên hỏi địa chỉ, đi
suốt đêm đến nhà tang lễ, coi như là lần gặp mặt cuối cùng.
Nhưng Chu Khôn lại cho rằng cái tên mà bà Cao gọi lúc lâm chung có lẽ
là một người khác, Cao Hàm hỏi tới, cô cũng không trả lời nữa, chỉ gợi ý đúng
một câu: “Em thử ngẫm một chút về hoa ngữ của hoa ngọc lan xem.”
Hoa ngữ của hoa ngọc lan chính là – tình yêu trong sáng, tình cảm chân
thành tha thiết, Cao Hàm và Lý An Dân yên lặng.
Sau khi đã chọn được phòng, Diệp Vệ Quân vẫn tác phong làm việc như
gió cuốn sấm rền ấy, liên lạc xong với chủ phòng liền lập tức dắt Chu Khôn đi
qua xem, để Lý An Dân và Cao Hàm hai chị em ở lại trông văn phòng.
Những gì Chu Khôn nói khiến cho Cao Hàm phải suy tư thật lâu, sau
cùng cô mới to gan tưởng tượng một phen: “Mặc dù nói thế này là có lỗi với
ông nội tớ, nhưng cái tên A Thảo kia hẳn là mối tình đầu của bà nội, chỉ có
mối tình đầu là khó quên nhất. Nói không chừng người tên A Thảo kia từng
tặng hoa ngọc lan cho bà nội, nhưng cuối cùng hai người lại không thể đến
được với nhau, vậy là bà nội mới có sở thích yêu hoa ngọc lan, dùng hoa ngọc
lan để lưu lại kỉ niệm về một tình yêu trong sáng đã qua.”
Tế bào lãng mạn của Lý An Dân đã dành hết cho việc ăn uống và lười
biếng cả rồi, cô nói: “Có thể là chị em tốt với nhau, giống như hai đứa mình