TRẤN BẠCH PHỤC CÓ MA - Trang 405

Ông Trần tài xế nhảy từ trong buồng lái xuống, phất tay chào hỏi với thầy

cả: “Lão Từ, sớm thế mà đã đi bán rồi à.”

Ông Trần đây là dân bản xứ, ông nói cả thị trấn có mỗi thầy cả Từ là làm

hoành thánh da mỏng và hương nước dùng tuyệt nhất, sáng sớm ra làm một bát
hoành thánh đã thành nếp quen của cư dân nơi này, đời Hán lấy việc ăn hoành
thánh để cầu khẩn cho thiên hạ thái bình, nếu tranh được bát đầu tiên coi như
là có phúc lắm.

Ở trấn Bạch Phục cũng có người bán hoành thánh, nhưng đều là dựng

quầy trên xe ba bánh đẩy đi khắp nơi, còn gánh một gánh trĩu vai thế kia đi
khắp hang cùng ngõ hẻm thì rất hiếm thấy, đám sinh viên buổi sáng chưa ăn gì,
thấy món này có nước có cái, đều thích thú muốn tranh ăn trước.

Thầy cả Từ dọn hàng ở góc đường, tay năm tay mười đun nước nấu canh,

mọi người xếp hàng nhận bát, chẳng bao lâu hoành thánh trong bảy tầng ngăn
kéo đã bị quét sạch không còn một miếng, thầy cả Từ lại lấy từ trong thùng gỗ
ra nào vỏ bánh nào nhân mà gói tiếp hoành thánh mới. Lúc này sương mù dần
tan, người trên đường mỗi lúc một nhiều, gánh hoành thánh của thầy cả Từ
cũng càng lúc càng náo nhiệt.

Vị thầy cả gầy gò da dẻ ngăm đen này ít nói lắm, đầu đội mũ nỉ, trên

người mặc một bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, dưới chân mang giày
Giải phóng, trên chiếc tạp dề trắng loang lổ vết dầu mỡ. Mỗi lần cho hoành
thánh vào ông đều cẩn thận kiểm tra số lượng, một bát mười sáu cái không hơn
không kém, nhưng Lý An Dân phát hiện trong bát hoành thánh của Lệ Lệ lại
dôi ra những năm cái, trứng thái sợi và tôm khô cũng nhiều hơn so với những
người khác, chỉ từ một chi tiết nhỏ này cũng đủ để nói lên phẩm chất, Lý An
Dân cũng có cảm tình nhiều hơn với thầy cả Từ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.