Dưới sự dẫn dắt của ông Trần, đoàn người khí thế ngất trời nhằm thẳng
hướng khách sạn đã được đặt phòng trước mà tới gửi lại hành lý, sau đó chia ra
ba người một tổ, do Lệ Lệ cứ bám riết lấy Lý An Dân không buông, Chu Khôn
cũng chẳng biết làm sao hơn ngoại trừ vào chung một tổ với cô và Cao Hàm.
Sau khi nghỉ tạm một hồi, phần lớn đều đi về phía Đường Gia lĩnh ở phụ
cận, khu vực với cảnh trí tự nhiên này chủ yếu do ba bộ phận tạo thành – Tiểu
Phật sơn xanh biếc mà u tĩnh, hồ Lang Nguyệt liễu rủ thướt tha vờn trong khói
sóng và đảo nhỏ Cẩm Hà Châu ở giữa hồ với trăm hoa khoe sắc, sinh viên chia
làm ba nhóm, đi các khu vực khác nhau để vẽ cảnh thực.
Nhóm của Lý An Dân do Chu Khôn và một nữ giảng viên hướng dẫn,
chia ra làm hai tốp ngồi ca nô xuất phát về phía đảo nhỏ giữa hồ, cậu chàng lái
ca nô rất hay nói, vừa thấy có nhiều người như vậy thì tinh thần cũng phấn
chấn hẳn, miệng mở như máy phát thanh nói không ngừng: “Khu vực này
không phải là danh lam thắng cảnh gì, bình thường rất vắng vẻ, dân cư gần đây
cũng chẳng buồn ghé công viên đi dạo, thuyền của tôi phải hơn tuần rồi chẳng
có khách khứa gì.”
Anh ta một tay giữ lái, để thể hiện kĩ thuật lái thuyền thượng hạng thậm
chí còn lượn một đường chữ S, làm bọt nước trong suốt bắn lên tung tóe dưới
ánh mặt trời, Lý An Dân ôm chặt Lệ Lệ, chỉ sợ cô bé biến thành vật hy sinh
trong màn biểu diễn kĩ thuật cao siêu của anh chàng này.
Chỗ tuyệt vời nhất của Cẩm Hà Châu không phải cảnh sắc của nó mà nằm
ở phong cảnh bên ngoài đảo, đứng trên đình đài phía Tây trông ra xa, đê dài
uốn lượn giữa sóng vỗ dập dờn, xa xa là núi xanh trùng điệp, gần hơn là trời
lam liền nước biếc, gió nhẹ phất qua khói mây chầm chậm cuộn lên, đẹp không
sao tả xiết.
Trên đảo ngoại trừ hoa ra thì cũng chỉ còn cây, chẳng có cảnh sắc gì đáng
để du ngoạn, nhưng dùng làm nơi để vẽ cảnh vật thực tế cũng không tệ, anh