Sau khi kí giấy thỏa thuận giữ bí mật xong, các cô được cho biết một số
tin tình báo nội bộ:
Người chết tên Tiền Kế Sâm, xã trưởng xã Hoài Hóa, nửa tháng trước trên
đường tham gia cuộc họp của chính quyền thị trấn thì bị mất tích dọc đường đi,
đồng nghiệp cùng với người thân tìm kiếm không có kết quả, sau khi người
chết mất tích ba ngày mới chính thức báo án.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân gây ra cái chết của
Tiền Kế Sâm là do bị một vật cùn đánh mạnh vào sau gáy, bức tượng Quan Âm
được xác định là nuốt từ miệng vào trong bụng, căn cứ mức độ phân hủy của
thi thể thì thời gian tử vong có lẽ vào khoảng từ năm tới bảy ngày trước.
Mấu chốt vấn đề nằm ở một điểm, nơi phát hiện thi thể chỉ là nơi hung
thủ vứt xác hay là hiện trường của vụ giết người? Lữ Thanh Xuân nói: “Tôi đã
hỏi quản lý Cẩm Hà Châu và nhân viên lái ca nô, bảy ngày trước, cũng chính
là thứ Bảy tuần trước, bọn họ từng đón một đoàn du khách, trong đó có một
người đàn ông mặc quần áo đi mưa màu đen kéo theo một va li du lịch. Mặc dù
hôm ấy mưa dầm, nhưng ngay lúc đó trời lại không hề mưa, trong cả đám du
khách lên thuyền chỉ mình ông ta mặc áo mưa nên bọn họ có ấn tượng rất sâu
sắc.”
Chu Khôn sờ cằm hỏi: “Trời mưa như vậy mà vẫn có du khách ngồi ca nô
tới đảo giữa hồ sao?”
Chuyện này Cao Hàm lại hiểu rất rõ: “Trên website quảng bá của Đường
Gia lĩnh có giới thiệu, cảnh mưa trên Cẩm Hà Châu vô cùng đặc sắc, rất đáng
ngắm nhìn, có nhiều người đam mê nhiếp ảnh chuyên chọn ngày mưa để lên
đảo tác nghiệp.”