nhập vào thân, bình thường đều cần dựa vào sức mạnh từ bên ngoài mới có thể
hoàn thành.
Lý An Dân nhớ lại truyền thuyết của thôn Quan Âm, khe khẽ nói: “Có lẽ
là do tấm lòng từ bi của Bồ Tát, cho ông ấy một cơ hội để sống tiếp, kết quả lại
bị phí hoài như vậy.”
Diệp Vệ Quân như có điều suy ngẫm, hỏi: “Em nói thầy cả Từ thấy được
ba chữ Miếu Nương Nương trên tấm bia đá?”
Lý An Dân gật đầu, Diệp Vệ Quân bảo: “Miếu Nương Nương chỉ là cách
xưng hô dân dã mà thôi, cách gọi chuẩn xác nhất chính là Miếu Luy Tổ Mô
mẫu
[6]
, cũng có nơi chuyên thờ phụng Mô mẫu để trừ tà xua hại, em biết Mô
mẫu chứ? Nguyên mẫu của Phương tướng chuyên xua tà đuổi quỷ chính là bà
ta đó, thời cổ đại còn có một chức quan gọi là ‘Lão tư’, trong buổi cúng tế, một
người phụ nữ được chọn để đeo lên chiếc mặt nạ của Phương tướng, hai tay
nhuộm thành màu đỏ, có nô lệ đi trước mở đường, Quan Âm tay đỏ trong
truyền thuyết chính là người phụ nữ được chọn làm “Lão tư” này đấy.”
[6] Luy Tổ, Mô mẫu: Luy Tổ là chính phi, Mô mẫu là thứ phi của Hoàng Đế, thủy tổ dân tộc Trung
Hoa, Luy Tổ có công dạy dân trồng dâu nuôi tằm kéo tơ, Mô mẫu phát minh ra canh cửi dệt vải nên dân
xây Miếu Luy Tổ Mô mẫu để phụng thờ. Tục truyền Mô mẫu dung mạo xấu xí, có thể xua tà đuổi quỷ.
Lý An Dân trầm mặc hồi lâu, bùi ngùi nói: “Có mơ mộng thì mới có hi
vọng, có hi vọng là điều đẹp đẽ nhất.”
Diệp Vệ Quân lại bảo: “Cái hang ngầm này có thể là di tích còn sót lại
của Miếu Nương Nương, nói không chừng là do trời cao có mắt nên mới sáng
tạo ra kỳ tích như vậy.”
Lý An Dân nuối tiếc đáp: “Đáng tiếc là kết cục của kỳ tích chẳng tốt chút
nào.”