TRẤN BẠCH PHỤC CÓ MA - Trang 765

Cũng không biết đã mê man bao lâu, tiếng cười nói dần trở nên xa xăm,

bên tai vọng đến tiếng chim kêu lích rích, Lý An Dân mới mở mắt ra, phát hiện
cô đang nằm trên đất, bên dưới trải một lớp chăn bông trên vai đắp một cái áo
khoác nam. Cô giật mình, vội vàng ngồi dậy, bỗng nghe thêm một tiếng cốp
vang lên, trán cô vừa khéo cụng trúng sống mũi của ông chủ Lư Ngư.

Lư Ngư bịt mũi kêu thảm, đặt mông ngã phịch xuống đất, Quản sư phụ

ngồi xổm bên cạnh, kéo tay Lư Ngư nhìn thoáng qua, bảo: “Không việc gì,
không chảy máu.” Lại hỏi Lý An Dân: “Ổn chứ?”

Lý An Dân xoa xoa cái trán bị cụng đỏ, cảm thấy cũng không đau lắm,

liền gật đầu, nhặt cái áo khoác lên hỏi: “Của ai vậy ạ?”

Quản sư phụ đáp nhanh: “Của anh!”, Lý An Dân đưa áo khoác cho anh ta,

nói cảm ơn rồi đứng dậy.

Lúc này sắc trời cũng đã tang tảng sáng, mặt trời còn chưa nhô lên, trong

núi tràn ngập sương mù, cô quét mắt nhìn bốn phía xung quanh thật nhanh.
Cảnh tượng đã hoàn toàn thay đổi, cả đám người trong một một hố rất lớn,
dưới chân là bùn đất nhão nhoét, nhìn về phía trước, trong lòng hố có một ngôi
miếu Thổ địa hết sức đơn sơ, chỉ rộng khoảng một thước vuông, có nóc mái
dốc để che nắng che mưa, ba mặt tường bao, không có cửa nẻo gì, bên trong kê
một khối đá vuông làm bàn thờ. Lý An Dân thấy trước bàn thờ có tòa tửu lâu
hai tầng mà đêm qua cô đã nghỉ chân, là một món đồ trang trí bằng gỗ, cao
không quá một thước, được chạm trổ tỉ mỉ, trên đó có hai tấm bảng hiệu đề ba
chữ vàng “Phong Nhạc lâu”.

Trong hố còn được cắm chừng mười cây gậy tre dựng thành một cái giá

đỡ, trên đỉnh trải vải bạt làm lều tránh mưa, dưới lều là mười bảy con rối gỗ cỡ
lớn, có nam có nữ, mặc trang phục cổ thời Đường Tống. Trong đám rối gỗ này,
Lý An Dân nhận ra được cô gái áo hoa ra tiếp khách hôm qua, rồi cậu thiếu gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.