vùng ngoại thành trấn Bạch Phục, sau khi kháng chiến kết thúc không theo sự
điều động của tổ chức mà về nhà làm ruộng kiếm sống.
Diệp Vệ Quân thu xếp rời đi, bên cạnh anh ngoài túi hành lý còn có cả Lý
An Dân. Trong thời đại ngày đó, nam nữ bỏ trốn cùng nhau sẽ chẳng có kết
quả tốt, bình thường Lý An Dân đều biểu hiện hết sức ngoan ngoãn, chẳng ai
dám nghĩ rằng cô lại âm thầm bỏ trốn theo trai, hơn nữa còn là sau giờ tan học
đường đường chính chính ngồi sau xe đạp Diệp Vệ Quân chở ra trạm xe lửa.
Đó là bởi Lý An Dân không cho rằng việc này là bỏ trốn, cô luôn xem mình là
con dâu nhà họ Diệp, đi cùng với Diệp Vệ Quân chính là chồng xướng vợ tùy,
là chuyện hiển nhiên, chẳng việc gì phải lén lén lút lút.
Nếu như ông Lý không bị vào tù, Diệp Vệ Quân cũng chẳng muốn dắt cô
vợ trẻ con của mình ra ngoài chịu khổ. Nhưng ông Lý đã bị tống giam, bà Lý
nay biến thành bà Ngô, Lý An Dân không còn cha cũng chẳng còn mẹ, chẳng
lẽ ngay cả anh là chồng cũng khoanh tay làm ngơ? Thế là anh mới quyết định
dẫn cô đi tới chân trời góc biển cũng phải mang cô theo, cùng nhau đánh liều
một phen.
Diệp Vệ Quân không về nông thôn làm ruộng, mà ở trong trung tâm thị
trấn cùng với Pháo Đồng. Cha của Pháo Đồng có một căn nhà trên thị trấn, nhà
cửa phòng ốc cũng rộng rãi, Pháo Đồng vẫn ở trong căn nhà này, ngày ngày
đẩy xe qua từng góc phố từng ngõ ngách, trên xe có một lò than nhỏ, còn mang
theo một cái chảo sắt hình dạng như chiếc hồ lô, chuyên nổ bỏng ngô bán cho
người ta.
Diệp Vệ Quân vẫn theo nghề cũ, nhưng bấy giờ không chỉ sửa xe đạp mà
ngay cả đồng hồ, khóa kéo, cái gì có thể sửa đều sửa hết. Chị kết nghĩa của
Pháo Đồng- Miêu Thanh là một giáo viên âm nhạc, rất thân với một cán bộ nhà
văn hóa tên là Chu Thảo, được Chu Thảo giới thiệu, Lý An Dân vào làm nhân
viên in ấn phụ trách khắc bản, thi thoảng đứng lớp dạy thay, cộng cả tiền lương