rồi đến nhà rước dâu, tôi sẽ tự tay gửi gắm con gái mình cho cậu, để cho mọi
người thấy con gái tôi thành con dâu danh chính ngôn thuận của nhà họ Diệp.
Khi đó, đấu tố còn chưa bộc phát trên quy mô lớn ở trấn Bạch Phục, Diệp
Vệ Quân chỉ biết cha mình đã được bình an sau làn sóng quét sạch phản động
kia, nhưng không hề biết ông lại bị buộc tội lần nữa trong cuộc Cách mạng
Văn hóa, sau cùng vì không chịu nổi nhục nhã mà tự sát, cha của Lý An Dân
cũng chết trong ngục.
Bà Ngô chẳng hề kể lại những chuyện này, bà ta chỉ nói những chuyện
vui, lờ đi chuyện buồn, tiêm một liều thuốc an thần cho Diệp Vệ Quân và Lý
An Dân, khiến họ buông lỏng cảnh giác. Sau khi bà Ngô định ngày cưới với
Diệp Vệ Quân, Lý An Dân mới bằng lòng theo chân mẹ quay về nhà của bà ta.
Lý An Dân bị nhốt trong khuê phòng, những người tặng quà mừng đến rồi
lại đi, không một ai nói cho cô biết là sẽ xảy ra chuyện gì, cô chỉ biết ngày
ngóng đêm mong, chờ chồng sẽ đến rước cô về nhà.
Đến ngày đón dâu, Lý An Dân giống như một con búp bê gỗ bị bà Ngô
điều khiển mà mặc vào xường xám, trùm khăn voan đỏ lên đầu, tới lúc đó rốt
cuộc cô cũng có cảm giác của một người con gái sắp về nhà chồng, bắt đầu mơ
mộng đến khoảnh khắc Diệp Vệ Quân nhấc tấm khăn voan lên, bằng bàn tay
thô ráp lấm lem dầu mỡ ấy, dìu dắt cô, đưa cô rời xa những bộ mặt đáng ghét
của đám người kia.
Nhưng Diệp Vệ Quân mà cô mong ngóng không bao giờ đến được.
Mùa thu năm 1967, đấu tố bắt đầu lan rộng ra toàn quốc, sự xuất hiện của
bà Ngô cũng khiến lý lịch đen của Diệp Vệ Quân bị người ta bới móc ra - con
trai gián điệp, tù binh, ở cái thời kỳ điên cuồng không còn công lý chính nghĩa
này, hai tội lớn đến thế có thể nghiền nát người ta ra thành thịt vụn- bao gồm
cả Pháo Đồng, ba anh em đều bị dán mác ‘Năm loại đen’
[1]
lên mình. Người