– Nhưng không thể cứ lang thang mưa gió thế này, hay là chị hãy về
lều tôi.
Mai Thị nghĩ có lẽ số trời đã định, thế là hai người thành vợ thành
chồng.
Cuộc sống vợ chồng Mai Thị nghèo khó, nhưng thuận hoà, người
chồng thật tốt bụng và quá đỗi hiền lành. Một hôm, có đàn gà vào bới bếp.
Chồng tìm cái que để đuổi gà, thấy trong bọc xống áo vợ có thoi vàng liền
cầm ra ném gà. Chẳng ngờ vung mạnh quá tay, thoi vàng văng xuống sông.
Người vợ vừa vào đến cửa, kêu lên:
– Anh vứt hết của cải đi rồi, thoi vàng mà không biết à?
Người chồng cười:
– Tưởng thoi vàng thế nào chứ thoi vàng thế ấy thì chỗ tôi đánh giậm
đầu mom đằng kia nhiều vô khối.
Hôm sau, chồng đưa vợ ra chỗ mom sông. Vợ chồng lội xuống mò.
Dưới đáy nước có một đồng vàng thực, thoi vàng nào cũng khắc hai chữ
Vạn Lịch.
Từ ngày vợ bỏ đi, bác Vạn Lịch đau buồn khôn nguôi. Lại luôn mấy
chuyến buôn bị lỗ. Bác Vạn Lịch chán đời không cắm thuyền ở vùng vạn ấy
nữa. Bác bán nhà, bán thuyền chỉ giữ lại một chiếc ngược sông đi lên tìm ở
ngọn nước khác.
Chẳng may, đến đây gặp bão, thuyền bị đắm. Bao nhiêu của cải chìm
xuống sông nốt. Chỉ mỗi mình bác Vạn Lịch sống sót ngoi ngóp được vào
bờ.
Không ngờ Mai Thị và chồng lại mò đúng chỗ thuyền đắm ấy mà Mai
Thị nhìn cái túi, cái giỏ đã nhận ra. Vợ chồng đội thúng vàng về. Người vợ
đem bán lấy tiền, làm nhà cửa tử tế. Chẳng biết bác Vạn Lịch còn sống hay
đã chết, người vợ lập bàn thờ, tuần rằm mùng một, cúng người đã cho
của.