Có nhà ở khang trang rồi, nhưng đi ra đi vào tối ngày quanh quẩn chỉ
có hai vợ chồng. Người chồng nói:
– Chẳng có ai đến chơi, buồn ghê!
Người vợ bật cười:
– Anh hiền như đất thế thì chỉ có chơi được với phỗng.
Người chồng hỏi lại vợ “thế hả” rồi đi tìm phỗng. Anh vào trong làng,
đến một ngôi đền, thấy pho tượng ngồi trên bệ. Hỏi tượng gì, người làng bảo
tượng phỗng đấy, anh reo lên: “A! Bác Phỗng đây rồi. Mời bác về nhà tôi
chơi”. Nhưng pho tượng vẫn ngồi yên, chẳng đụng đậy. Người chồng đến
tận nơi, chèo kéo, dỗ dành. Tượng vẫn lẳng lặng như không biết. Sốt ruột,
bèn lôi tượng đứng lên. Thì pho tượng đổ kềnh ra. Tức mình, liền bỏ đi.
Về nhà, kể lại chuyện với vợ. Vợ cười ngặt nghẽo: “Thế là ông Phỗng
cũng chẳng buồn chơi với anh!”.
Ngôi đền ấy là nơi phát tích. Thuở hàn vi, có thời nhà vua đã tu ở đấy.
Khi được lên ngôi, nhà vua vẫn nhớ thuở long đong, đã tu sửa chùa và năm
nào cũng cho người đem đồ lễ và tiền bạc về hương khói nhà chùa.
Bỗng dưng, nhà vua bị đau liệt một bên người, uống thuốc không khỏi.
Nằm mộng, thấy Bụt hiện về bảo:
– Có động ở chùa phát tích.
Cho người về thăm chùa, thấy pho tượng Phỗng đổ nằm dưới đất. Các
quan làm lễ tạ rồi sai trai tráng trong làng ra cúng nâng tượng. Lạ thay, cả
chục người ghé vai vào khiêng mà pho tượng vẫn nằm trơ trơ.
Nhà vua lo lắm, càng ốm nặng. Bèn yết bảng khắp nơi cầu trong thiên
hạ đâu có người tài dựng được pho tượng Phỗng lên.
Mai Thị đi chợ, thấy người xúm xít xem bảng cầu người tài. Mai Thị
nhớ mang máng đã nghe chồng kể có lần vào chùa chơi với Phỗng làm đổ
pho tượng, Mai Thị về hỏi chồng. Chồng nói: