TRĂNG HUYẾT - Trang 10

Vào năm 2005 này, ba mươi năm sau ngày Sàigòn thất thủ, dường như thế
giới của chúng ta đang là chốn nguy hiểm hơn bao giờ hết. Cuộc chiến
tranh cay đắng ở I-rắc do người Mỹ khởi động xâm lăng đầu năm 2003
đang ngày càng bị so sánh với cuộc chiến tranh Việt Nam trong hai thập
niên 1960 và 1970. Dù sao, khủng bố và giết chóc vì lý do tôn giáo và
chính trị đang lan rộng toàn cầu hơn bao giờ hết.
Dường như toàn thể hành tinh của chúng ta hiện sống với trạng thái đề
phòng hằng ngày sẽ có thêm một hành động “khủng bố” tập thể nữa. Trong
tình huống ấy, điều quan yếu là những người mà số lượng ngày càng nhiều
thêm trên thế giới, đang mãnh liệt khao khát chấm dứt vĩnh viễn toàn bộ
chiến tranh và tàn sát, nên tin rằng có những lý do để cảm thấy mình được
khích lệ. Đối với tất cả chúng ta, điều quan trọng là có những nền tảng để
tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn và để không bị ám ảnh bởi sợ hãi.
Ở cấp độ cao nhất, mục đích tái bản cuốn trường thiên tiểu thuyết khuếch
đại [Trăng Huyết] này về những cuộc chiến lâu dài và cay đắng tại Việt
Nam trong hậu bán thế kỷ 20 là để nhắc nhở chúng ta thảm kịch kinh hoàng
và vô ích của mọi cuộc chiến, cách riêng các cuộc chiến xuẩn động. Cả Việt
Nam lẫn I-rắc đều rơi vào bản liệt kê buồn bã đó. Mọi người đều đau khổ
trong các thời kỳ bi thảm như thế và chẳng một ai thật sự chiến thắng.
Chiến tranh biến hết thảy chúng ta thành nạn nhân. Lúc này, điều quan yếu
cho thế giới của chúng ta là tiến tới một trạng thái sinh tồn trong đó chúng
ta có thể giải quyết mọi vấn đề giữa các dân tộc và các quốc gia mà chẳng
cần tới bạo động và giết chóc. Cũng quan yếu không kém là việc chữa trị
những vết thương khủng khiếp về tâm lý và thể lý của quá khứ, để giúp tạo
dựng một tương lai hòa bình và tốt lành hơn cho tất cả chúng ta.
Khi cuốn SAIGON được xuất bản lần đầu năm 1982, tôi ngạc nhiên và vui
thích thấy nó trở thành sách bán chạy ở tầm quốc tế tại 15 nước, nói chín
ngôn ngữ khác nhau. Thật rất hài lòng khi tại Việt Nam và Hoa Kỳ, nó
được dùng trong lớp học để dạy dỗ các sinh viên sĩ quan trẻ tuổi của hải
quân và quân đội — Đại học Quốc phòng của Quân đội Nhân dân tại Hà
Nội và Học viện Hải quân Hoa Kỳ tại Anapolis. Nguyễn Ước đọc cuốn tiểu
thuyết ấy lần đầu tiên bằng tiếng Anh lúc anh tới được trại tị nạn ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.