lớn vào 1976 là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Sang năm 1977 sẽ
đánh mạnh hơn để hoàn tất công cuộc giải phóng Miền Nam trong vài ba
năm sau. Thế rồi đột nhiên kể từ giữa tháng Ba, xảy tới sự kiện Nguyễn
Văn Thiệu quyết định rút khỏi cao nguyên, ra lệnh bỏ Huế Đà Nẵng và rồi
quân đội Miền Nam rút chạy tán loạn khỏi các tỉnh duyên hải miền trung.
Một số ủy viên khác thấy tình hình xoay đổi quá nhanh, sợ rằng đây có thể
là bẫy rập của Hoa Kỳ; việc trắng trợn xé bỏ Hiệp định Paris sẽ làm cho
Hoa Kỳ có cớ hủy lời cam kết góp phần tái thiết Miền Bắc; và một Việt
Nam thống nhất quá sớm có thể đưa tới những gay gắt trong quan hệ chính
trị với Bắc Kinh, vô tình tự biến mình thành một loại tiền đồn miễn phí cho
phương tây, nghĩa là thay thế vai trò đầy tốn kém của Việt Nam Cộïng Hoà
từ hơn hai chục năm nay. Họ đề nghị phải thận trọng cân nhắc các tín hiệu
đang cho thấy Trung Quốc và Pháp sẵn sàng thay chân Mỹ để can thiệp
nhằm thiết lập một chế độ trung lập tại Miền Nam.
Một số ủy viên muốn lợi dụng thời cơ có một không hai này, thừa thắng
xốc tới, mạo hiểm lập tức và dốc toàn lực tràn vào Sài Gòn để tiến tới
thống nhất đất nước; từ đó chi phối hoàn toàn Cambodia và Lào, làm thành
một vùng đất do Việt Nam chủ động và đối trọng trong tình hình chính trị
và quân sự tại khu vực Đông Nam Á; và thực hiện giấc mơ từ bốn mươi
lăm năm nay của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Đông Dương. Điển hình
cho lập trường này là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Theo hai nhân vật quyền uy
nhất Bộ Chính trị từ mười lăm năm nay thì Trung Quốc nay thuộc bọn xét
lại, đã biến thể và phản bội nghĩa vụ giải phóng nhân loại của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Như thế, nếu có việc Trung Quốc nhúng tay vào Việt Nam, Bắc
Kinh sẽ bị Hà Nội xem là thù nghịch. Còn Pháp, với tính cách Tổng tư lệnh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, Lê Đức Thọ gọi điện nói thẳng vào mặt Đại sứ
Pháp ở Sài Gòn rằng nếu nhà ngoại giao ấy còn tiếp tay với Trung Quốc và
các thế lực ngoại bang khác ngăn cản đà chiến thắng đế quốc Mỹ ở Miền
Nam, thì chỉ 24 giờ sau khi quân Cộng Sản đặt chân vào Sài Gòn, Thọ sẽ
tới ngay sứ quán Pháp, trục xuất ông ta ra khỏi Việt Nam, bất chấp những
gì Pháp đã giúp đỡ trước đây trong cuộc hòa đàm Paris.
Gần ba mươi năm ở địa vị chóp bu của đảng, Kim thấy nhiều và biết nhiều,