đồng thời cũng nhận ra mình ngày càng mắc kẹt trong một guồng máy gồm
những kẻ miệng nói thân thương Miền Nam mà bụng dạ rất đa nghi người
Miền Nam. Họ đặc biệt phân biệt đối xử những thành phần chưa từng bị tù
ở Côn Lôn hoặc đã theo học Học viện Thợ thuyền Đông Phương tại Mát-
cơ-va, trong đó có Dương Bạch Mai, kẻ bị đột tử mười năm trước ngay tại
trụ sở Quốc Hội. Còn kẻ học ở Nga duy nhất còn sống là Trần Văn Giàu thì
mấy chục năm nay ở trong sự ghẻ lạnh. Trong Bộ Chính trị chỉ còn độc
nhất Trần Văn Kim là người Miền Nam nên khi thấy con số ngang bằng
của các ủy viên theo hai quan điểm vừa kể, Kim chỉ lựa lời tán dương và bổ
khuyết cho cả hai, không ủng hộ bên nào nhiều hơn bên nào. Vì quá tự tin
vào tính tập đoàn của Bộ Chính Trị và cho rằng mình đang chọn một thái
độ khôn ngoan nhất nên Kim không để ý tới sự kiện anh chưa hề được yêu
cầu đưa ra lời tuyên bố dứt khoát về quan điểm của cá nhân mình. Chỉ cách
đây mấy ngày, anh mới nhận ra mình không mảy may được yêu cầu phát
biểu ý kiến.
Sau chiến thắng của Khơ me Đỏ tại Cambodia và việc từ chức của Nguyễn
Văn Thiệu, nhịp độ cuộc họp ngày càng tăng và cực kỳ khẩn trương. Suốt
ngày suốt đêm, các hành lang của Trụ sở Trung ương Đảng lúc nào cũng
tấp nập những viên chức mặc áo đại cán cổ cao, tất bật cầm từng chồng
giấy tờ tối mật, hối hả lao từ cuộc họp này sang cuộc họp khác. Và chính
ngay lúc đó, khi lịch trình dự họp dành cho mình đột nhiên thưa hẳn, Kim
mới bắt đầu cảm thấy đau nhói và sợ hãi tới điếng người như bị ai đâm: anh
đang bị loại trừ hoàn toàn khỏi mọi cuộc họp thượng đỉnh về chính sách
sau này sẽ được áp dụng ở Miền Nam — và sự kiện đó chỉ có một ý nghĩa
duy nhất!
Bị liên tục bỏ cho ngồi chơi xơi nước hết giờ này sang giờ khác trong
phòng làm việc của mình, Kim khởi sự gấp rút lục lọi ký ức để tìm cho ra
một lỗi lầm nào đó mà mình vô ý phạm phải. Mối quan hệ của anh đối với
Hồ Chí Minh thì có tính cách thân tình và mật thiết suốt hơn ba mươi năm;
anh lúc nào cũng biết rằng chính sự việc đó, trên tất cả mọi sự việc khác,
giúp cho anh có được một chỗ ngồi trong Bộ Chính trị. Ngay từ những năm
đầu thập niên sáu mươi, khi Hồ Chí Minh bị Trường Chinh rồi Lê Duẫn và