TRANG TRẠI HOA HỒNG - Trang 53

vậy. Các gia đình, người thân có con em hi sinh được mời lên trụ sở của xã,
hợp tác xã để nghe thông báo. Không kèn đám ma. Không cỗ bàn rình rang.
Không dựng rạp. Không lợn kêu eng éc. Và thậm chí vắng cả tiếng khóc
than, kêu gào của những người mẹ, người vợ, người chị. Người thân yêu
chết thì cũng đã chết rồi. Chết ở phương trời nào, trong chiến trận hay chết
vì sốt rét. Chết vì dính mìn, chết vì vào làng gặp đám bảo an, dân vệ phục
kích khi đi lấy gạo. Chết vì đánh cá. Chết vì cây đổ trong giông bão, sập
hầm vì pháo… Tất cả được gói gọn trong mấy chữ “hi sinh tại mặt trận
phía Nam”. Đơn giản và dễ hiểu xiết bao. Những đứa con của làng Lôi hi
sinh vì nghĩa lớn, vì đất nước và dân tộc. Giọng đọc của ông bí thư Đảng
ủy xã thật thống thiết trước mặt các gia đình liệt sĩ và đại diện của các cơ
quan quân dân chính đảng. Từng người, từng người một hết làng này sang
làng khác. Tên những người liệt sĩ được nêu danh giống như những cuộc
điểm danh một ngày không xa, anh cán bộ tuyển quân kêu từng người đi
nhập ngũ. Từng gia đình cha mẹ con cháu dặn nhau, nhớ lấy cái ngày người
thân hi sinh để mà làm giỗ. Có nhà có ảnh để thờ con. Nhiều nhà không có
ảnh con để thờ. May mắn thay những tấm ảnh thờ liệt sĩ ở làng Lôi, anh
nào cũng trẻ đẹp. Thanh niên trai tráng tuổi 18, đôi mươi. Những ngày
luyện quân ở Hà Bắc, Yên Tử, ngày nghỉ, chủ nhật cố ra đến thị trấn huyện
để ăn lấy một tô phở bò và chụp lấy một tấm ảnh làm kỉ niệm. Chao ôi!
Những tấm ảnh thời chiến chỉ to bằng ba đầu ngón tay. Ảnh đen trắng. Anh
nào cũng quân phục sáng láng. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh của phố huyện lấy
bút chì cu lơ tô xanh, tô hồng. Anh lính nào cũng vui và tự hào có được
một tấm hình để gửi về cho cha mẹ, anh chị, người yêu.

Việc Ca được về làng thăm gia đình vào cuối năm 1973 là một sự kiện

chấn động cả một vùng. Ngày ấy Đông Hà đã giải phóng và trở thành một
địa điểm quan trọng của mặt trận giải phóng và chính phủ Cách mạng lâm
thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là thời điểm sau hiệp định Pari đã
được kí kết. Mặt trận Trị Thiên Huế, quân ta và quân Ngụy đang ở thế “hòa
hợp”, cài răng lược, cắm cờ giữ chốt, giữ các vùng đất đã chiếm đóng
được. Thị trấn Đông Hà được cánh lính giải phóng Trị Thiên gọi đùa là Thủ
đô kháng chiến. Trong khi đó cách Đông Hà hơn chục cây số đã là sông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.