TRANG TRẠI HOA HỒNG - Trang 77

ra từ chính quyền cách mạng. Ở những cơ quan chính quyền cách mạng,
cán bộ họp tối ngày. Các bàn máy chữ khua vang để kịp cho ra đời những
văn bản, chỉ thị mới.

Hoài rời quân ngũ về làm anh học trò đi học xem ra lạc lõng giữa đám

bạn bè là cán bộ huyện, xã trước đây. Nhiều khi gặp được họ cũng khó.
Anh vẫn còn nhớ cậu Kỳ, một thanh niên mới rút lên núi trong đợt bộ đội
KX phối hợp với đội biệt động xã Hương Thạnh về đánh ấp La Chữ năm
73 rút lên núi. Sau khi được huấn luyện vài tháng, bây giờ về làng, Kỳ đã là
anh xã đội trưởng. Anh Có, anh Đoàn, những cán bộ biệt động nổi tiếng
của thành phố nay được điều về công tác tại thành phố. Ngọc Anh, một anh
bạn từng chết hụt với Hoài ở dốc Đất Đỏ, sau bốn năm học trường An ninh
nay đã là trưởng công an huyện. Vào những năm 1976, đất nước thống
nhất, chủ trương của trên cho hai, ba tỉnh nhập một; vài ba huyện thành một
huyện lớn hơn, dân số hàng chục vạn người. Cái ý chí sắt đá, quyết tâm xây
dựng cả nước thành 500 pháo đài để bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội
đang dần trở thành hiện thực.

Thủ trưởng Bậu của Hoài vốn là tiểu đoàn trưởng KX ngày trước sau

được điều động sang công tác tại Ban tham mưu Thành đội. Theo yêu cầu
của cấp trên, ông được điều về giữ chức huyện đội trưởng. Ông Bậu bao
năm xa KX nhưng vẫn không quên Hoài. Anh vốn là người lính trinh sát
của tiểu đoàn thường đi bảo vệ ông mỗi lần vượt sông Bồ hoặc vượt đường
12 sang cơ quan tỉnh đội để họp. Nhiều lần, cánh lính trinh sát cùng ông
Bậu bò vào bám các căn cứ Chóp Nón, đồi Chổi, Tứ Hạ…, đưa đường cho
ông về làng La Chữ, Phú Ổ, Văn Xá đuổi đánh tụi dân vệ nghĩa quân. Mỗi
lần về ấp Văn Xá Làng, nếu không gặp địch, thể nào ông cũng tạt qua làng
Thanh Lương thăm mẹ già và bà con cô bác. Cũng bởi ông đi theo cách
mạng từ những năm chống Pháp, gia đình là cơ sở cách mạng nên bà mẹ và
bà con họ mạc luôn bị chính quyền nguỵ gây phiền hà. Có lần, bà mẹ bị bắt
đưa về quận tra khảo. Năm 1954, ông Bậu theo bộ đội tập kết ra Bắc. Năm
1962, ông được cấp trên bí mật đưa về Nam. Sau ngày giải phóng, gia đình
ông mới được đoàn tụ. Mặc dù gia đình ông có nhà ở Huế, hàng ngày ông
Bậu vẫn ở lại huyện, ăn ngủ tại cơ quan huyện đội. Một cậu công vụ lo cơm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.