TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 103

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

sinh, xử thế, thì ông lại tích cực.

- Có phản tiến hoá không? Chúng ta cho tiến hoá là từ xã hội du mục chuyển qua xã hội nông

nghiệp, rồi xã hội kĩ nghệ, hậu kĩ nghệ, và chúng ta có lí: lái một chiếc xe hơi vƣợt một trăm cây số

một giờ nhất định là tiến bộ hơn nằm trong cái cáng bắt hai ngƣời đồng loại của ta khiêng, mồ hôi

nhễ nhại dƣới ánh nắng để tiến đƣợc bốn cây số một giờ. Nhƣng chúng ta cũng không thể bảo là

Trang tử vô lí khi ông cho tiến bộ là sống đời bình dị, tự do, hợp với thiên nhiên, coi mọi ngƣời bình

đẳng với mình, hơn nữa hoà đồng với họ, không đả kích, không đâm chém nhau, không ức hiếp lẫn

nhau, bóc lột nhau.

- Trang muốn cứu cái tệ của một xã hội loạn lạc, tàn bạo, bất quân nên có thái độ cực đoan. Thuyết

thiên nhiên hoàn hảo rồi, con ngƣời cứ thuận thiên nhiên, đừng nên sửa đổi thiên nhiên, tất nhiên là

không luôn luôn đúng; mà tƣ tƣởng chính trị của ông (bỏ pháp luật, lễ nghi, bỏ trí xảo, công nghệ,

thƣơng mại) cũng không thực hiện đƣợc – chúng ta không thể ngƣợc dòng lịch sử mà trở về xã hội

nguyên thuỷ. Trang cũng nhƣ Lão, không muốn làm chính trị, một phần vì muốn đƣợc tự do, tiêu

dao, một phần cũng vì ông nghĩ rằng tƣ tƣởng của ông không thể nào áp dụng đƣợc dù có gặp một

ông vua hoàn toàn tin ông nữa, nhƣ Đằng Văn Công tin Mạnh tử.

- Sự cống hiến của Trang về nhân sinh quan đáng kể hơn cả; nhƣng ngay cả phần này, tƣ tƣởng của

ông chỉ kì đặc, có khi thâm thuý chứ thực ra không phong phú, so với Tuân tử chẳng hạn thì kém xa.

Vì Trang chủ trƣơng vô vi và vô ngôn, nên có gì đâu mà nói nhiều.

- Tuy nhiên địa vị của ông rất lớn trong lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân

tử, hơn cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tƣ tƣởng của Lão tử mới đƣợc phổ biến mạnh: chỉ

giới trí thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều

những ngụ ngôn của Trang tử. Do đó tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho

dân tộc Trung Hoa bớt thực tế, yêu thiên nhiên hơn, khoan dung, khoáng đạt hơn, yêu tự do và bình

đẳng. Không một triết gia nào kể cả Lão tử đề cao tự do và bình đẳng một cách sâu sắc và nghệ thuật

của Trang trong hai bài bất hủ Tiêu dao du và Tề vật luận; vì vậy mà nhiều nhà thích Trang hơn Lão

và thơ văn cùng hội hoạ của Trung Hoa từ đời Lục triều trở đi, nhất là dƣới đời Tống đều mang dấu

vết của Trang ngang với Lão. Không có Lão, Trang, chỉ có Khổng, Mạnh thì dân tộc Trung Hoa

không khác dân tộc La Mã thời thƣợng cổ bao nhiêu.

Thực vậy, chúng ta không thấy làm lạ rằng, sau một thế kĩ phát triển hỗn độn về kĩ nghệ, ngày nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.