TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 114

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Vương Phu Chi (tức Vương Thuyền Sơn, một triết gia danh tiếng đời nhà Thanh) cũng cho rằng phải

theo thiên tính của mình (như con chim cưu chỉ bay lên ngọn cây, có khi còn không tới, mà không vì

vậy ganh tị với con chim bằng, bay cao được tới chín vạn dặm), nhưng lại chú trọng tới điều kiện

này là không phải tùy thuộc cái gì (vô sở đãi) thì mới thực thảnh thơi. Con chim bằng phải tùy thuộc

lớp không khí dầy ở dưới nó; Liệt tử cưỡi gió mà bay thật nhẹ nhàng, khoan khoái, nhưng vẫn phải

tùy gió nổi lên mới bay được, như vậy chưa thực là tiêu dao. Hễ còn tùy thuộc một cái gì thì chưa

được hoàn toàn tự do, làm sao mà thảnh thơi được? Liou Kia hway chắc cũng nghĩ như Vương Phu

Chi nên dịch “Tiêu dao du” là “liberté naturelle” (sự tự do thiên nhiên).

Như vậy chúng ta đã có ba điều kiện của sự tiêu dao tự tại rồi:

- Phải thuận thiên tính.

- Không tuỳ thuộc một cái gì (phải được hoàn toàn tự do).

- Vô vi (không lập công, không cầu danh, quên mình đi, tức siêu thoát ra ngoài thế vật để khỏi tuỳ

thuộc thế vật); như Hứa Do trong bài 2 là đã tiêu dao; vua Nghiêu trong bài đó chưa tiêu dao,

nhưng trong bài 3, khi ở núi Cô Dạ về, chịu ảnh hưởng của bốn vị thần nhân mà quên mất thiên hạ

của mình, lúc đó mới được tiêu dao. Quan niệm vô vi này Trang đã mượn của Lão mà còn tiến xa

hơn Lão nữa. Theo tôi còn thêm một điều kiện nữa.

- Muốn được tuyệt đối tiêu dao thì phải hoà đồng với vạn vật, như các thần nhân trên núi Cô Dạ (bài

3), lúc đó sẽ chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên (bài 1), nước lửa đều không làm

hại mình được (bài 3). Tôi ngờ rằng Trang tử ở đây đã chịu ảnh hưởng của Liệt tử.

Bốn điều kiện kể trên là ý chính trong chương này. Ngoài ra còn vài ý phụ nữa như là “vô tài thì

toàn mệnh được, như cây xư (bài 5), “tiểu trí không hiểu được đại trí, như con ve sầu, con chim cưu,

con cút cười con chim bằng (bài 1)”, “khéo dùng vật thì không vật nào là vô dụng (bài 4,5); mà chỉ

hạng đại trí mới biết dùng những vật tầm thường vào những việc lớn (bài 4).

Chú thích:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.