TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 143

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Chú thích:

318 [1] Nguyên văn là “duyên đốc”, theo cái mạch “đốc”. Ngƣời Trung Hoa cho rằng cơ thể ngƣời ta

có bảy tĩnh mạch chạy từ trên xuống dƣới. Mạch “đốc” ở giữa sáu mạch kia, chạy từ cổ, theo sống

lƣng xuống. Vì vậy theo mạch “đốc” có nghĩa là giữ đạo trung, không thiên lệch, không thái quá.

319 [2] Nguyên văn: bào đinh. Chữ đinh ở đây không phải là tên ngƣời, mà là một tiếng chỉ chung

hạng dân tầm thƣờng.

320 [3] Các sách đều chú giải rằng vua Văn Huệ ở đây là Lƣơng Huệ vƣơng.

321 [4] Tang lâm và Kinh thủ là tên những bản vũ nhạc thời cổ.

322 [5] Theo L.K.h nghĩa là lách theo những chỗ bắp thịt dính vào xƣơng. Có sách giảng là gân và

đốt xƣơng.

323 [6] Nguyên văn: truật nhiên nghĩa là sợ sệt, ngại ngùng, phải cẩn thận lắm.

324 [7] Nguyên văn: thiên đao. V.P.C. giảng nhƣ vậy.

325 [8] Một chức quan.

326 [9] Viên hữu sƣ ấy bị chặt chân vì có tội, nhƣng đó là do mệnh trời bắt phải vậy, cho nên bảo là

do trời.

327 [10] Nguyên văn: thần tuy vƣơng, bất thiện dã. L.K.h. dịch là: Vì vậy nó không ham cái hạnh

phúc của một ông vua (?).

328 [11] Trọn đoạn này mỗi sách giảng một khác, mà không có cách nào xuôi cả. Riêng câu này tôi

theo D.N.L. H.C.H. dịch là: mới đầu tôi tƣởng ông ấy là bậc chí nhân (nhƣ thánh nhân), nay biết là

không phải. L.K.h. dịch là: Lúc nãy tôi cho ông ấy còn sống, bây giờ ông ấy không còn nữa. Nguyên

văn: Thuỷ dã ngô dĩ vi kì nhân dã, nhi kim phi dã.

329 [12] (khóc) cha: bác Vvn cho rằng cụ Nguyễn Hiến Lê đã dịch thoát ý, đúng ra là (khóc) mẹ;

nguyên văn cả câu: tiểu giả khốc chi, nhƣ khốc kỳ mẫu 少者哭之 , 如哭其母 . Hay là sách in

nhầm (khóc) mẹ thành (khóc) cha chăng?













Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.